Ảnh minh hoạ.

Đây là nhận định của Dario Perkins – một nhà kinh tế học của công ty nghiên cứu Lombard Street Research.
Khi cơn sốt bóng đá đang tăng nhiệt thì các chuyên gia kinh tế lại rối bời với lo ngại sự kiện này có thể mang lại rắc rối cho thị trường chứng khoán.
Diễn ra định kỳ 4 năm một lần, mùa giải đầu tiên được tổ chức năm 1930 – cũng chính là năm diễn ra cuộc đại suy thoái.
Năm 1986 là năm World Cup đánh dấu sự sụp đổ của thị trường chứng khoán.
Bốn năm sau đó – năm 1990 chứng kiến đợt suy thoái của kinh tế Mỹ.
Năm 1994, thị trường trái phiếu vỡ bong bóng.
Năm 1998 là năm quỹ hỗ tương Quản lý nguồn vốn dài hạn (LTCM) sụp đổ liên quan đến vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brothers, đồng thời cũng là giai đoạn khủng hoảng kinh tế Châu Á.
Chưa dừng lại ở đó, năm 2002 là năm bong bóng Dotcom xì hơi.
2006 là cột mốc sụp đổ của thị trường nhà đất Mỹ.
Thanh khoản của một số thị trường giảm 48% ở kỳ World Cup năm 2014, 36% ở năm 2010 và thêm 10% mỗi khi có bàn thắng.
Vào năm nay, thị trường chứng khoán toàn cầu được dự báo sẽ rơi vào trạng thái “tĩnh” trong hơn 1 tháng diễn ra World Cup 2018. Đồng thời, khối lượng giao dịch cũng sẽ sụt giảm khá nhiều trong mùa đại hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

Thị trường chứng khoán toàn cầu được dự báo sẽ rơi vào trạng thái “tĩnh” trong hơn 1 tháng diễn ra World Cup 2018.

Lý giải vì sao khối lượng giao dịch trên các sàn quốc tế và trong nước đồng loạt giảm, các chuyên gia phân tích cho biết, là do lệch múi giờ. Thống kê cho thấy, trong 64 trận đấu World Cup 2018 có 43 trận sẽ diễn ra trong giờ giao dịch chứng khoán của các nước khu vực Châu Âu và Mỹ Latinh.
Chính vì thế, ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên sàn. Do đó, xu hướng không bỏ lỡ những trận cầu đỉnh cao sẽ được ưu tiên hơn là quan tâm, đầu tư chứng khoán.
Thống kê vào kỳ World Cup 2010 (múi giờ tương đương Nga) cho thấy, thời điểm diễn ra chung kết, mức giao dịch trên sàn chứng khoán sụt giảm đến 55% ở khu vực Nam Phi. Trong khi đó, khối lượng giao dịch trên các sàn Châu Âu và Mỹ lần lượt 38%; 43%.
Năm nay, mùa World Cup 2018 có ảnh hưởng và chi phối khá nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Mã chứng khoán của những “ông lớn” ngành bia, nước giải khát, đồ tiêu dùng, thức ăn nhanh… tăng mạnh khi World Cup rục rịch và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong 1 tháng tới đây.

Theo: laodong.vn