Đất DRM là gì? Tiềm năng đất DRM trong tương lai như thế nào?
Khái niệm đất DRM là gì?
Từ trước đến nay, có nhiều người hiểu đất DRM là loại đất nông nghiệp do Nhà nước bàn giao không thu tiền sử dụng đất dành cho người dân. Mặc dù vậy, điều này là đúng tuy nhiên chưa đủ.
Đất DRM là gì? Đất DRM là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm khác (không bao gồm cây lúa). Đất DRM thuộc nhóm đất nông nghiệp theo dữ liệu phân loại đất đai theo Luật Đất đai năm 2013.
Và theo Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT, khái niệm đất trồng cây hàng năm được giải thích cụ thể như sau:
“Đất trồng cây hàng năm là đất được sử dụng để trồng những loại cây có thời gian gieo hạt - sinh trưởng - thu hoạch không quá thời gian 1 năm. Trong đó, bao gồm cả đất được dùng theo chế độ canh tác và không thường xuyên. Đất cỏ tự nhiên cũng được sử dụng cho hoạt động chăn nuôi. Bao gồm cả đất trồng lúa, đất cỏ chăn nuôi và đất trồng cây hàng năm khác”.
Như thế, đất DRM là đất dùng để trồng cây hàng năm, không bao gồm lúa. Những cây trồng canh tác ở trên đất DRM có thời gian sinh trưởng đến thu hoạch không quá 1 năm. Trong một số trường hợp khác đã được thông tư hướng dẫn một cách cụ thể.
Đặc điểm của đất DRM là gì?
Đất DRM thuộc nhóm đất nông nghiệp được cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp sử dụng với mục đích chủ yếu để trồng cây hàng năm như các loại hoa, cây thảo dược...
Dưới đây là giải đáp cho đặc điểm của đất DRM là gì để mọi người dễ dàng phân biệt với những nhóm đất khác:
-
Ký hiệu: DRM được thể hiện trong bản đồ địa chính mảnh trích để phân loại mục đích sử dụng của từng nhóm đất.
-
Thuộc nhóm đất nông nghiệp: DRM là đất thuộc nhóm nông nghiệp, được sử dụng với mục đích chủ yếu là trồng, sản xuất những sản phẩm nông nghiệp hàng năm (trừ lúa).
-
Theo hình thức giao đất: Nhà nước bàn giao đất cho cá nhân, hộ gia đình để trực tiếp trồng cây nông nghiệp hàng năm (thời gian theo quy định) mà không thu tiền sử dụng đất.
Mục đích sử dụng phù hợp của đất DRM là gì?
Đất DRM là gì? Mục đích sử dụng của đất DRM như thế nào? Theo ghi nhận, mục đích sử dụng đất DRM sẽ là:
-
Trồng cây nông nghiệp (trừ lúa)
-
Được sử dụng để trồng những loại cây có thời gian gieo hạt - sinh trưởng - thu hoạch 1 năm trở lại.
-
Đất cỏ tự nhiên được sử dụng để chăn nuôi, trong đó bao gồm cả đất trồng lúa, đất cỏ chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
Ưu nhược điểm của đất DRM là gì?
Ưu điểm của đất DRM
Đất DRM có những ưu điểm vượt trội như sau:
-
Thời gian sử dụng của đất DRM lâu, có thể lên đến 50 năm đối với trường hợp Nhà nước bàn giao; không quá 50 năm đối với trường hợp Nhà nước cho cá nhân hoặc hộ gia đình thuê.
-
Đất DRM được phép chuyển mục đích sử dụng sang những loại đất khác đúng theo quy định của pháp luật.
Nhược điểm
-
Muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất DRM cần có sự đồng thuận bằng văn bản của cơ quan thẩm quyền ở địa phương.
-
Thời hạn sử dụng đất DRM sẽ thay đổi khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
-
Lợi nhuận từ đất DRM thường thấp hơn các ngành khác.
-
Phần lớn nông dân Việt Nam là hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp nên hạn chế về vốn và diện tích đất.
Xu hướng phát triển trong tương lai của đất DRM là gì?
Thời gian qua, có nhiều nhà đầu tư bất động sản băn khoăn có nên mua đất DRM hay không. Dĩ nhiên thì mục tiêu hướng đến của các nhà đầu tư không phải là mua đất để sử dụng đúng chức năng là trồng cây hàng năm. Mục đích chính của việc tìm mua đất DRM đó là biến chúng thành đất ở.
Đây được xem là điều dễ biểu bởi chênh lệch giá thị trường của đất nông nghiệp, đất ở luôn lớn. Trong khi đó, đất trồng cây hàng năm có giá bán hợp lý nên với số vốn trung bình là người mua có thể sở hữu những lô đất có diện tích lớn.
Sau khi chuyển đổi đất DRM sang đất ở, các lô đất này sẽ tăng giá mạnh gấp nhiều lần so với trước đó. Hay thậm chí, nếu như mặt bằng khu đông dân cư, lúc này sản phẩm sẽ đi kèm với giá bán ở mức cao.
Đất DRM là gì? Tiềm năng sinh lời của đất DRM có cao không? Mặc dù tiềm năng sinh lời của loại hình hấp dẫn nhưng dĩ nhiên sẽ không hề “dễ ăn”. Việc đầu tư sẽ đòi hỏi người mua có hiểu biết về pháp luật, quy hoạch để có thể xác định được tiềm năng của sản phẩm.
Để có thể đảm bảo được an toàn, tốt nhất các nhà đầu tư nên xem kỹ nội dung của Luật Đất đai hiện hành. Nếu như tìm kiếm được hạng mục dễ sinh lời, nhà đầu tư nên liên hệ với UBND địa phương để thẩm định lại. Trong trường hợp đất DRM không nằm trong quy hoạch đất ở, lúc này chủ đầu tư sẽ gặp tình trạng “chôn vốn”.
Còn nếu như muốn sang nhượng cho người khác để trồng trọt, chăn nuôi... hoặc cho thuê thì mức giá sẽ thấp hơn nhiều so với trước đó.
Bên cạnh đó, để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất DRM sẽ tốn nhiều thời gian, không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư cần có nguồn vốn mạnh, sẵn sàng đầu tư, tránh tình trạng vốn bị hết khi thủ tục chưa hoàn thành.
Kết bài
Thông tin về đất DRM là gì trên đây đã giúp cho bạn đọc hiểu hơn về loại đất này. Hy vọng những thông tin trên về đất DRM có thể giúp ích cho bạn trong tương lai nếu như có ý định chuyển nhượng, đầu tư đất DRM./.