Văn hóa chia sẻ – Truyền thống lâu đời

“Lá lành đùm lá rách” là truyền thống của dân tộc Việt từ ngàn đời nay. Ngay trong thời gian phát hiện ca nhiễm vi rút Covid-19 đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ đã huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân vào cuộc với tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.

Đảng và Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỷ đồng cho trên 20 triệu dân, Nhà nước chia sẻ với nhân dân bằng gói an sinh xã hội 62 ngàn tỷ đồng, trong đó hỗ trợ giá điện khoảng 12 ngàn tỷ đồng, viễn thông 15 ngàn tỷ đồng, gói chính sách tiền tệ, tài khoá 500 ngàn tỷ đồng, gói đầu tư công để kích thích tăng trưởng gần 700 ngàn tỷ đồng với một loạt chính sách tín dụng tích cực như giảm lãi xuất, giãn nợ, thuế, giãn đóng bảo hiểm xã hội….

Nhiều tổ chức, cá nhân quyên góp lương thực, chung tay tự nguyện phát cho người nghèo, người thất nghiệp.

Đã có hàng vạn doanh nhân, doanh nghiêp tham gia đóng góp nguồn lực cho xã hội bằng tiền, bằng vật chất. Ví dụ như Câu lạc bộ Doanh nhân Sao đỏ Việt Nam đã đóng góp trên 200 tỷ đồng. Rồi xuất phát từ tâm, hàng ngàn tổ chức quyên góp lương thực, thực phẩm chung tay tự nguyện phát cho người nghèo, người thất nghiệp, phong trào chia sẻ giảm giá, giảm tiền thuê nhà để người dân có cuộc sống bình yên trong đại dịch… Tại các tỉnh, thành phố đã huy động được lượng vật chất lớn, đảm bảo nhu yếu phẩm, nơi ăn chốn ở cho những người cách ly và lực lượng y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch…. Tổ quốc cũng sẵn sàng dang tay đón nhận những đồng bào muốn trở về từ tâm dịch.

Đất nước đi vào một trạng thái mới với tinh thần yêu nước nồng nàn, nhân dân cả nước một lòng chung sức cùng Chính phủ thực hiện nghiêm các chỉ thị của Đảng và Nhà nước, hạn chế tối đa dịch bệnh bùng phát.

Luôn dẫn dắt hiện tại và tương lai

Mô hình kinh tế chia sẻ phát triển hơn bao giờ hết như dịch vụ làm việc online, dịch vụ trực tuyến giãn cách xã hội, dịch vụ từ du lịch cho đến logictic…

Tinh thần nhường cơm sẻ áo là giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam mỗi khi có đại hoạ đến. Những hành động cao cả xuất phát từ những tấm lòng thơm thảo, chính là bản chất của văn hoá chia sẻ được thấm đẫm từ Đảng, Chính phủ đến mọi người dân trong xã hội Việt Nam. Trong đại dịch lần này, đây lại trở thành cơ sở nền tảng hình thành một hệ sinh thái chia sẻ để bứt tốc xây dựng nền kinh tế chia sẻ thông qua cuộc cánh mạng công nghệ 4.0.

Một loạt dữ liệu, mô hình kết nối những mảng ghép dựa trên nền tảng kỹ thuật số, tạo nên mô hình kinh tế chia sẻ và đã thành công như Uber – taxi cộng đồng, kichstarter – gọi vốn từ cộng đồng, grab, goviet, dichung, fastgo, dịch vụ lưu trú, dịch vụ cho vay ngân hàng, dịch vụ chia sẻ không gian làm việc… Ngay trong thời covid-19, mô hình kinh tế chia sẻ lại càng phát triển hơn bao giờ hết như dịch vụ làm việc online, dịch vụ trực tuyến giãn cách xã hội, các dịch vụ từ du lịch cho đến logictic, vận tải, bán hàng trực tuyến để lưu thông hàng hoá, khai thác nhà máy, xí nghiệp dư thừa công xuất, đặt hàng sản xuất những sản phẩm mới trên nền tảng số.

Nền tảng kỹ thuật số góp phần tạo nên mô hình kinh tế chia sẻ và đã thành công như Uber – taxi cộng đồng, kichstarter – gọi vốn từ cộng đồng…

Trước đây, để phát triển kinh tế chia sẻ, ngày 12/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ với mục tiêu đảm bảo môi trường kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống, nhằm tối ưu hoá tài nguyên còn dư thừa trong xã hội dựa trên những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nền tảng số “công nghiệp 4.0”, đồng thời thay đổi tư duy và cách thức quản lý xã hội cho phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế số.

Tại thời điểm hiện tại, mô hình kinh tế chia sẻ sẽ tạo lập một môi trường kinh doanh mới sau dịch, khi mà nền kinh tế, sức khoẻ doanh nghiệp đã bị hao hụt, mất đi giá trị sau hàng loạt biện pháp cách ly xã hội. Mô hình kinh tế chia sẻ nhận thức được điểm dư thừa, điểm thiếu hụt của nền kinh tế, từ đó rút ngắn được thời gian, nhân lực, vật lực sẵn có, đem lại sức sáng tạo, sức hồi sinh nhanh hơn cho dòng lưu thông vật chất của xã hội, cân bằng được các trạng thái kinh tế, cân bằng các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội bằng nền tảng số thông qua công cụ là công nghệ thông tin, tiết kiệm thời gian bứt tốc sau dịch để bù lại những chi phí đã mất đi trong dịch covid 19 này.

Một cơ sở pháp lý quan trọng nữa ở cấp độ cao hơn là Nghị quyết 52/NQ-TW về một chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã chỉ rõ: Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo để xây dựng nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ.

Ngay sau dịch, rất cần những khung pháp lý trong hệ thống pháp luật về hoạt động kinh doanh như: Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Giao dịch điện tử và các quy định về thuế để định hình được vị trí pháp lý cho mô hình kinh tế chia sẻ nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát triển thành một ngành kinh tế dịch vụ xã hội tiên tiến, đem lại giá trị gia tăng lớn cho ngân sách Nhà nước và làm giàu cho xã hội.

Phạm Hồng Điệp