In 3D các bộ phận kim loại

Năm 2017, các nhà nghiên cứu Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Lawrence Livermore cho biết, họ đã phát triển phương pháp in 3D để tạo ra các thiết bị bằng thép không gỉ có độ cứng gấp hai lần so với các thiết bị được chế tạo theo cách truyền thống. Cũng trong năm 2017, công ty in 3D Markforged, một công ty khởi nghiệp có trụ sở ở ngoại ô Boston, đã tung ra thị trường máy in kim loại 3D đầu tiên với giá dưới 100.000 USD.

Desktop Metal, một công ty khởi nghiệp ở Boston khác, cũng bắt đầu xuất xưởng các máy tạo mẫu kim loại đầu tiên vào tháng 12/2017.

Quy trình in các bộ phận kim loại cũng trở nên dễ dàng hơn. Desktop Metal hiện cung cấp phần mềm có khả năng tạo ra các thiết kế cho in 3D. Người sử dụng phần mềm chỉ cần nhập các thông số kỹ thuật của vật thể mà họ muốn in, khi đó phần mềm sẽ tạo ra một mô hình trên máy tính phù hợp. Nếu được áp dụng rộng rãi, công nghệ này sẽ thay đổi cách thức sản xuất đại trà hàng loạt sản phẩm.

Đột phá này có thể tạo ra các chi tiết, thiết bị trên quy mô lớn và phức tạp theo yêu cầu.

Thành phố cảm ứng

Ảnh minh họa.

Quayside – một dự án mới ở Toronto, đang áp dụng các công nghệ kỹ thuật số mới nhất để tái thiết một vùng đô thị. Phòng thí nghiệm Sidewalk của Alphabet, công ty có trụ sở tại thành phố New York, sẽ là đối tác với Chính phủ Canada trong dự án công nghệ cao này.

Một trong những mục tiêu của dự án là đưa ra những quy định về thiết kế, chính sách và công nghệ dựa trên thông tin từ một mạng lưới cảm biến rộng lớn có khả năng thu thập dữ liệu về mọi hoạt động trong thành phố, từ chất lượng không khí đến mức độ tiếng ồn cho các hoạt động của mọi người.

Nhiều thành phố Bắc Mỹ khác như San Francisco, Denver, Los Angeles và Boston đều sẵn sàng trở thành thành viên tiếp theo trong danh sách của Sidewalk Labs.

Trí tuệ nhân tạo cho mọi người

Ảnh minh họa.

Đối với nhiều công ty và những lĩnh vực khác của nền kinh tế, các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) quá đắt đỏ và khó có thể áp dụng vào thực tiễn.

Vậy giải pháp là gì? Các công cụ machine-learning (học máy) dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây đang đưa AI đến gần với cộng đồng hơn. Cho đến nay, Amazon đang điều khiển đám mây AI bằng công cụ bổ trợ AWS. Google cũng đang chinh phục lĩnh vực này bằng TensorFlow, một dạng thư viện AI nguồn mở có thể được sử dụng để xây dựng các phần mềm học máy khác. Gần đây, Google công bố Cloud AutoML, một bộ các hệ thống được “đào tạo”để có thể sử dụng AI một cách đơn giản hơn. Hiện nay, AI được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghệ, nhưng nhiều doanh nghiệp và ngành công nghiệp khác cũng đang nỗ lực tận dụng lợi thế của AI. Nếu áp dụng AI sẽ tạo ra những chuyến biến mạnh mẽ trong các lĩnh vực như y học, chế tạo và năng lượng.

Duy Nam