(KDPT) – Đây là chủ đề được nêu ra tại Hội thảo đối thoại Bình đẳng giới tại nơi làm việc và những điểm mới trong Bộ luật Lao động sửa đổi – Cơ hội cho Doanh nghiệp do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn ra mới đây tại Hà Nội.

>>> Tỉ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp ở Việt Nam cao nhất Đông Nam Á

>>> Cần đưa bình đẳng giới vào Luật Giáo dục

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ LĐ, TB và XH Mai Đức Thiện cho biết: Những điểm mới tại Bộ luật Lao động sẽ nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ lớp mẫu giáo hoặc một số phần chi phí gửi trẻ mẫu giáo cho người lao động. Bên cạnh đó, cải thiện điều kiện lao động đối với lao động nữ; chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ, được hưởng các điều kiện chăm sóc sức khoẻ như: Khám sức khỏe định kỳ, khám chuyên khoa phụ sản; không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Đồng thời, hướng đến thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc, khuyến khích áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, giao việc làm tại nhà phù hợp nguyện vọng của lao động nữ…

Tại Hội thảo, các đại biểu đều đồng tình với việc thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc sẽ giúp DN tuân thủ pháp luật và cam kết với bạn hàng; giữ chân và tuyển dụng được những lao động có tay nghề, kỹ năng và nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện cho đổi mới và sáng tạo.

Nguồn: daibieunhandan.vn