Đứng đầu danh sách V1000 này là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Tiếp đến là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Công ty Honda Việt Nam; Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam; Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên…

Đáng chú ý, qua 5 năm thực hiện công khai V1000, có 423 doanh nghiệp liên tiếp trụ vững danh sách V1000 trong suốt 5 năm, từ năm 2006-2020.

Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 180 DN với số nộp thuế TNDN chiếm 32,91% tổng số nộp TNDN năm 2020 của 423 DN.

Tiếp đến là lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (60 DN, nộp thuế chiếm 30,6%); thông tin và truyền thông (8 DN, nộp thuế chiếm 10,71%); kinh doanh bất động sản (35 DN, nộp thuế chiếm 6,6%); bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (39 DN, nộp thuế chiếm 5,68%); các ngành nghề khác là 101 DN, nộp thuế chiếm 13,5%.

Nếu tính theo địa bàn, Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh dẫn đầu với tỷ lệ tương ứng là 109 DN, nộp thuế chiếm 43,26% và 134 DN với số nộp thuế chiếm 29,81%. Tiếp đến là các tỉnh Đồng Nai (29 DN), Vĩnh Phúc (9 DN), Bình Dương (39 DN), các tỉnh, thành phố khác 103 DN.

Trong 423 DN 5 năm liên tiếp thuộc danh sách V1000, khối DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao nhất với 267 DN, nộp thuế chiếm 60,2%. Tiếp đó là khối doanh nghiệp nhà nước (71 DN, nộp thuế chiếm 25,64%); khối đầu tư nước ngoài (77 DN, nộp thuế chiếm 13,32%) và 8 DN thuộc các loại hình khác.

NGUYỄN NGÂN