Một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân là về thủ tục hành chính và chính sách.
Một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân là về thủ tục hành chính và chính sách.

Theo đó, một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân là về thủ tục hành chính và chính sách. Hệ thống pháp luật, chính sách chưa đồng bộ, còn nhiều rào cản về thuế, tiếp cận đất đai, thủ tục đầu tư, giấy phép kinh doanh. Đáng chú ý, tình trạng chồng chéo phức tạp trong các quy định, thủ tục cấp phép sử dụng đất còn gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ và triển khai hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Ông Nguyễn Minh Hải - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Lam Sơn cho biết: "Quá trình thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, cả về thực tiễn triển khai lẫn rào cản pháp lý. Trong đó, việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào thuê lại đất trong cụm công nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư về gánh nặng tài chính".

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thanh Hóa còn khó khăn về tiếp cận các nguồn lực và vốn. Điều này khiến doanh nghiệp khó đầu tư vào nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới. Chính sách hỗ trợ cho hoạt động này còn hạn chế, chưa khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới công nghệ. 

Trong một diễn biến có liên quan, ông Trịnh Xuân Lâm - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa cho hay: "Cái yếu và thiếu của doanh nghiệp tư nhân hiện nay là nguồn lực, kinh nghiệm và công nghệ, nếu phát triển được phải quan tâm hơn nữa và có chính sách cho các doanh nghiệp nhỏ vừa tiếp cận cùng với các doanh nghiệp lớn FDI thành chuỗi sản xuất trong nước và có lợi thế xuất khẩu đi các nước".

Ở một khía cạnh khác, ông Lê Hùng Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH Liên doanh phân bón Hữu Nghị, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Lâu nay chưa có sự công bằng trong việc tiếp cận nguồn lực xã hội, kinh tế tư nhân tiếp cận nhiều cái còn hạn chế, từ vấn đề đất đai, vốn, công nghệ, thông tin cũng như các chính sách hỗ trợ. Nếu tạo môi trường công bằng thì có thể khai thác được các nguồn lực đấy, bởi với khả năng và quản lý hướng đến hiệu quả, có hiệu quả là đầu tư nếu tạo điều kiện hộ kinh doanh có hiệu quả chắc chắn sẽ tìm phương pháp để phát triển doanh nghiệp".

Được biết, tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 42.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó có trên 21.300 doanh nghiệp đang hoạt động; tổng thu nộp ngân sách nhà nước khu vực doanh nghiệp ước đạt gần 13.000 tỷ đồng, chiếm trên 36% tổng thu nội địa. 

Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Thanh Hóa kỳ vọng các chính sách hỗ trợ phù hợp từ phía Nhà nước, khơi thông các điểm nghẽn, cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân phát huy hết tiềm năng, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh cũng như của đất nước./.