Quang cảnh diễn đàn.

Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018 – Chuyên đề nông nghiệp diễn ra mới đây tại Hà Nội. Trong phiên thảo luận 1, ông Vũ Trường Ca – chủ tịch hội đồng quản trị của Lina Network đã đưa ra kiến nghị về ngành nông nghiệp Việt Nam đến Thủ Tướng Chính Phủ cho phép áp dụng các công nghệ Blockchain để giải quyết các vấn đề hiện có và tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng cao, tiêu chuẩn hóa và có thể truy xuất nguồn gốc triệt để. Mặc dù Chính phủ đã hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp và đã ban hành các chính sách để giúp nông dân, ngành vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. “Công nghệ Blockchain đủ mạnh để thay đổi thế giới trong tương lai. Hiện tại nó đang ở giai đoạn đầu, tương tự như Internet 25 năm trước, vì vậy Việt Nam có khả năng khai thác công nghệ này và áp dụng nó trong lĩnh vực nông nghiệp” – Ông Ca chia sẻ.

Theo ông Ông Vũ Trường Ca – Chủ tịch Lina Network cho rằng Việt Nam hoàn toàn có lợi thế để áp dụng blockchain, đón đầu xu hướng công nghệ 4.0 cho nền nông nghiệp.

Ông Terry Chan, Chủ tịch Hiệp hội chuỗi cung ứng thương mại điện tử Hong Kong (HKeCSC) chứng minh tính phổ biến của Blockchain thông qua các trường hợp. Cụ thể, Tmall sử dụng Blockchain để giám sát và kiểm tra việc nhập khẩu hàng hóa tại Trung Quốc, một công ty khác ứng dụng Blockchain trong kiểm soát toàn bộ quy trình mua bán lưu trữ kho gạo,…

Theo TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn, một trong những thách thức lớn mà nông sản Việt là thiếu sự minh bạch trong nguồn gốc xuất xứ. Thông qua đó, Blockchain được các chuyên gia nhận định như một giải pháp hiện đại và hữu hiệu giúp truy xuất nguồn gốc hàng hóa, minh bạch thông tin quy trình rõ ràng từ sản xuất tới phân phối đến người tiêu dùng. Sự minh bạch nguồn gốc xuất xứ mở ra cơ hội cho nông sản Việt khẳng định chất lượng, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam có lợi thế rất cao về toán học và công nghệ, được chứng minh bằng thứ hạng cao trong các cuộc thi toán quốc tế. Khi cả thế giới đang đứng cùng thời điểm khởi đầu trong công nghệ Blockchain này, Việt Nam hoàn toàn có thể dẫn đầu.

Với mong muốn nhân rộng và phổ biến Blockchain, Lina Network là đơn vị cung cấp Blockchain tới các doanh nghiệp Việt Nam với giá 0 đồng. Đơn vị chỉ phải chia lại một phần nhỏ cho Lina Network sau khi bán được hàng hóa thay vì đầu tư tài chính để sở hữu ứng dụng Blockchain.

Vừa qua Lina Network có những bước tiến quan trọng khi ký kết hợp đồng với ba tập đoàn nông nghiệp lớn trên thế giới gồm tập đoàn Chockchai, tập đoàn SAP Siam Food International Co.

PV