Khu KTM Chu Lai đã trở thành một trong những trung tâm phát triển lớn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Khu KTM Chu Lai đã trở thành một trong những trung tâm phát triển lớn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, WB cho biết kinh tế khu vực trong năm nay dự báo sẽ giảm tốc so với mức tăng trưởng 7,2% năm 2021, trước khi tăng tốc lên mức 4,6% vào năm tới. Theo dự báo đưa ra hồi tháng 4 vừa qua, các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương có thể đạt mức tăng trưởng 5% trong năm 2022.

Theo WB, kinh tế toàn cầu suy yếu đang làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa chế tạo của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Lạm phát gia tăng ở bên ngoài đã thúc đẩy việc tăng lãi suất, từ đó gây ra xu hướng rút vốn khỏi thị trường khu vực và suy yếu đồng nội tệ ở một số quốc gia. WB cho rằng những diễn biến này đã làm gia tăng gánh nặng nợ công và thu hẹp không gian tài khóa, ảnh hưởng đến những quốc gia có tỷ lệ nợ công cao khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Chuyên gia kinh tế trưởng thuộc WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, ông Aaditya Mattoo, cho rằng phản ứng của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhằm đối phó lạm phát leo thang trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh hơn dự kiến chắc chắn gây áp lực lên tất cả các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Ông Mattoo cho biết hầu hết các nước đang phát triển trong khu vực đã chuyển sang vay nợ chủ yếu trong nước, do đó ít bị tác động hơn. Tuy nhiên, theo ông, điều đó không có nghĩa là những nước này không bị ảnh hưởng của việc lãi suất tăng cao đối với hoạt động kinh tế, đầu tư, tiêu dùng...

Trong dự báo kinh tế mới nhất, WB hạ mạnh dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ mức 5% hồi tháng 4 xuống 2,8%.

Trong khi đó, Việt Nam được dự báo dẫn đầu khu vực với mức tăng trưởng là 7,2%, tăng từ mức 5,3% trong dự báo hồi tháng 4. Triển vọng với Indonesia không đổi ở mức 5,1%. Ngoại trừ Trung Quốc, khu vực dự kiến tăng trưởng 5,3% trong năm 2022, với các dự báo tăng trưởng cho Malaysia, Philippines và Thái Lan. WB đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Malaysia trong năm 2022 lên 6,4%, cao hơn mức dự báo 5,5% được đưa ra hồi tháng 6. Đối với Campuchia, WB đưa ra mức dự báo tăng trưởng 4,8% trong năm nay, cao hơn mức dự báo 4,5% đưa ra hồi tháng 4.