Lễ hội truyền thống một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Theo các nhà nghiên cứu Văn hóa phát triển cho rằng, lễ hội là hình ảnh thu nhỏ của nền văn hóa dân gian, với các hình thức văn học, truyền thuyết, thần thoại, thần tíc… mang lại giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu. Trong giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ, và sự vươn lên của khoa học công nghệ trên mọi lĩnh vực thì việc, giữ gìn, phát huy, phát triển giá trị của lễ hội truyền thống là nghĩa vụ, là trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội.

Vẻ đẹp cổ kính trải qua hàng trăm năm của Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Đền Tranh (Đền Bắc Cung thượng ở xã Trung Nguyên, Yên Lạc, Vĩnh Phúc)

Lễ hội gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh và củng cố ý thức cộng đồng. Nhiều yếu tố văn hóa tinh thần được lễ hội bảo lưu và trao truyền từ đời này sang đời khác, trở thành di sản văn hóa vô giá của địa phương. Hiện nay, lễ hội giúp cho thế hệ hôm nay hiểu được công lao của cha ông và thêm tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước từ đó xây dựng và phát triển hiệu quả giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu này.

Khai hội Đền Tranh xã Trung Nguyên với 9 thôn dân cư giam gia, thể hiện tinh thần đoàn kết, xây dựng và phát triển từ giá trị văn hóa tinh thần của Đền Tranh

Tại Vĩnh Phúc, Đền Bắc Cung thượng hay còn gọi là Đền Tranh (Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia) thờ phụng Tản Viên Sơn Thánh. Đây là một trong 700 di tích của hệ thống các di tích thờ cúng các vua Hùng và các tướng lĩnh Hùng Vương. Bên cạnh đó, trong kháng chiến chống Pháp, Đền Tranh còn là nơi tụ họp, có hầm bí mật của du kích địa phương. Thời kháng chiến chống Mỹ, Đền Tranh là nơi sơ tán của một số cơ quan Trung ương như ngoại thương, bảo mật…

Năm 1993, Đền Tranh (Đền Bắc Cung thượng) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội Đền Tranh (Đền Bắc Cung thượng) được UBND xã Trung Nguyên tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng, Âm lịch hàng năm. Lễ hội Đền Tranh đã thu hút hàng ngàn người đến dâng hương, vãn cảnh, du khách và nhân dân được ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, thời đại xây dựng và bảo vệ đất nước của Vua Hùng, thời kỳ kháng chiến chống giặc Pháp, giặc Mỹ mà Đền Tranh là địa chỉ ghi dấu ấn lịch sử thiêng liêng và tham gia vào phần Hội sôi động.

Phần Hội diễn ra sôi nổi thu hút hàng trăm người tham gia với khí thế của năm mới, thắng lợi mới
Các trò chơi mang tính chất cá cược, cá độ đã không được phép tổ chức, thay vào đó là những trò chơi dân gian bổ ích mang lại tiếng cười vui vẻ cho hàng trăm người tham gia

Ông Nguyễn Văn Quang, người cao tuổi của xã Trung Nguyên cho biết, Lễ Hội Đền Tranh được tổ chức hàng năm, mỗi lần đến Lễ hội là ông lại vui mừng vì lễ hội được duy trì và phát huy các nét đẹp, giá trị truyền thống của quê hương. Thế hệ trẻ được hiểu sâu hơn về lịch sử dân tộc, về giá trị văn hóa của cha ông. Tuy nhiên quy mô Lễ hội chưa lớn như Đền Thính, mặc dù cả hai Đền đều là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Một phần vì vị trí địa lý xa trung tâm, song việc đầu tư hạ tầng giao thông, kết nối các địa phương với Đền Tranh còn hạn chế. Chúng tôi mong rằng trong những năm tới, chính quyền các cấp quan tâm hơn tới hạ tầng giao thông, mở rộng đường xá, xây dựng, tu sửa, bảo tồn Đền Tranh hơn nữa để không chỉ nhân dân trong xã, mà nhân dân các địa phương trong và ngoài tỉnh tới thăm quan, chiêm bái, du xuân mỗi dịp Lễ hội được tổ chức.

Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển hiện nay, người dân Trung Nguyên khi nhắc đến Đền Tranh đều cảm thấy tự hào, cứ đến ngày Hội của Đền Tranh mỗi gia đình, ai ai cũng chuẩn bị lễ vật tâm thành dâng lên Tản Viên Sơn Thánh cầu mong sức khỏe, bình an, cầu cho quê hương thái bình.

Năm 1993, Đền Tranh (Đền Bắc Cung thượng) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Đền Tranh mang lại giá trị văn hóa tinh thần to lớn trong nhân dân, Trung Nguyên nay đã đổi khác, với truyền thống lịch sử hào hùng của cha ông, mỗi người dân nơi đây đang ngày ngày đoàn kết, lao động sản xuất, tích cực tham gia các phong trào thi đua, tham gia xây dựng nông thông mới theo chính sách của Đảng và Nhà nước, đóng góp công sức, tiền của, hiến đất làm đường… chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đòi sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Đến nay, xã Trung Nguyên đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thu nhập bình quân đầu người của năm trên 70 triệu đồng/người/năm. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Các tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới được giữ vững và nâng cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết chế văn hóa, hệ thống Đền, Đình, Chùa dần được quan tâm, đầu tư, nâng cấp đồng bộ, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương.

Với mong muốn duy trì, xây dựng và phát triển lễ hội Đền Tranh theo quy mô lớn hơn, trong những năm tới, UBND xã Trung Nguyên dự kiến tiếp tục đầu tư nâng cấp các hạng mục bên cạnh Đền như phần sân vườn, phần diện tích tổ chức hội, phần cây xanh và đặc biệt là hệ thống giao thông đi lại kết nối Đền với các địa phương khác nhằm thu hút khách du lịch và nhân dân trong tỉnh đến với Đền Tranh nhiều hơn, kỳ vọng Đền Tranh sẽ mang lại giá trị văn hóa tinh thần, là nơi giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ sau, đồng thời phát huy hiệu quả giá trị cốt lõi của Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch công nhận./.