Một vườn sầu riêng ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô 2019 – 2020. Ảnh Ngọc Bích.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Tiền Giang là tỉnh sản xuất trái cây lớn nhất cả nước với hơn 13.500 ha diện tích đất trồng sầu riêng, chiếm 14,7% tổng diện tích vườn trái cây của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Mẫn – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, xâm nhập mặn và hạn hán nghiêm trọng trong mùa khô năm 2019 – 2020 đã làm thiệt hại hơn 5.343 ha diện tích trái cây, bao gồm 4.500 ha vườn sầu riêng ở khu vực phía tây của tỉnh. Nhiều vườn trái cây bị thiệt hại tới 70%, theo đó nông dân xem như mất vườn, mất vốn đầu tư. Tại Tam Bình (huyện Cai Lậy), vùng trồng sầu riêng lớn nhất cả nước, nhiều nông dân đang chặt các cây sầu riêng đã chết trọi lá. Xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng nhất vào cuối năm ngoái và kéo dài hơn sáu tháng, gây thiệt hại hết sức nặng nề cho vườn sầu riêng trong địa bàn xã. Tỷ lệ nhiễm mặn cao nhất trong giai đoạn này là gần 10 gram mỗi lít, cao hơn 10 lần so với tỷ lệ chịu đựng được của cây sầu riêng.

Theo ông Nguyễn Tấn Nhũ, Bí thư xã Tam Bình gần 1.000 ha sầu riêng ở xã Tam Bình, tương đương với 70% diện tích sầu riêng của xã đã chết, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân. Sầu riêng là một cây lâu năm có giá trị kinh tế cao nhưng không thể chịu được độ mặn cao và thời tiết khắc nghiệt xảy ra trong mùa khô 2019 – 2020. Bà Huỳnh Thị Kim Trinh ở ấp Bình Hòa A (xã Tam Bình) cho biết, bà có hai vườn sầu riêng, một vườn bị hư hại nặng còn một vườn đang trong quá trình cải tạo.

Ủy ban Nhân dân tỉnh đã yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với các viện nghiên cứu và các cơ quan liên quan để đánh giá nguyên nhân và tìm ra cách phục hồi vườn sầu riêng cho người nông dân. Vườn sầu riêng đang được áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để hồi phục sau ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn tại các xã Tam Bình và Ngũ Hiệp.

Thạc sĩ Lê Quốc Điền làm việc tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho biết, nông dân tỉnh Tiền Giang nên làm theo mô hình năm bước để cải tạo đất. Các bước tiến hành là rửa sạch muối, phục hồi hệ thống rễ và lá của cây sầu riêng, hỗ trợ cho lá và ngọn phát triển, giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và khả năng quang hợp của cây. Theo ông Lê Văn Tước, người đang trực tiếp làm công tác phục hồi vườn sầu riêng của mình tại Ngũ Hiệp, tình trạng lá sầu riêng đã được cải thiện đáng kể sau khi áp dụng kĩ thuật của Viện.

Trong mùa khô 2019-2020, hạn hán và xâm nhập mặn đã xảy ra ở tất cả các huyện và thị trấn của tỉnh, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Nếu không có những biện pháp kịp thời, cuộc sống người dân sẽ bị ảnh hưởng lớn.

ÁNH DUY