Doanh nhân Hà Văn Thắng.

Chúng tôi, những người đang nghiên cứu và ứng dụng thực hành các mô hình sản xuất tuần hoàn, xây dựng các trụ cột, nền tảng và phụ trợ để hình thành và phát triển nền kinh tế tuần hoàn, còn rất nhiều trăn trở về những cách làm, cách tiếp cận và khái niệm mô hình kinh tế tuần hoàn, hay mô hình sản xuất tuần hoàn.

Chúng tôi bao gồm một hệ sinh thái đã tiệm cận và nghiên, cứu ứng dụng thực hành các mô hình sản xuất tuần hoàn trong nông nghiệp đã gần 10 năm nay, cùng với thiết kế quy trình tái chế, tái sử dụng, lấy công nghệ sinh học làm nền tảng xuyên suốt chuỗi sản xuất, chăn nuôi đại gia súc đã giúp chúng tôi gặt hái được một số thành công bước đầu, các trang trại chăn nuôi thực chất là các khu liên hợp sản xuất tuần hoàn khép kín, tất cả phế thải của công đoạn sản xuất này là đầu vào cho công đoạn sản xuất khác, quy trình thiết kế tái chế, tái sử dụng được tuân thủ nghiêm ngặt, chất thải chăn nuôi và phế phụ phẩm khác đã trở thành hàng hóa thực sự và mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp, góp phần vào xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn không chỉ là một lựa chọn mà là hướng đi tất yếu, nếu chúng ta muốn phấn đấu để mục tiêu phát triển bền vững thành hiện thực. Để có nền kinh tế tuần hoàn thì không chỉ một cá nhân, một tổ chức, hay một doanh nghiệp làm được, nền kinh tế tuần hoàn chỉ có thể hình thành và phát triển thành một nền kinh tế bền vững từ các mô hình sản xuất tuần hoàn, tạo thành một hệ sinh thái rộng lớn được đông đảo các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng tham gia hành động. Để có nền kinh tế tuần hoàn, chúng ta phải bắt đầu từ sản xuất tuần hoàn. Trong sản xuất tuần hoàn chúng ta tìm gặp nhiều mô hình sản xuất có tính khác biệt, rất đa dạng, rất linh hoạt, nó không bị giới hạn bởi một khuôn mẫu cứng nhắc nào cả, mà nó tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi một ngành hàng, bao gồm từ nguồn lực, công nghệ và giải pháp… Có nghĩa là tùy cơ để tổ chức thực hiện miễn là có tư duy tuần hoàn.

Một nguyên tắc chung cho sản xuất tuần hoàn đó là bắt đầu từ tư duy tuần hoàn để thay thế tư duy tuyến tính, một tư duy đã ăn sâu trong cộng đồng xã hội nhiều thập kỷ qua. Để tư duy tuần hoàn trở thành hiện thực thì ngay từ đầu các mô hình sản xuất tuần hoàn đều được phải thiết kế theo quy trình tái chế, tái sử dụng,để khai thác đa giá trị trong mỗi sản phẩm, nguyên liệu đầu vào trong cả quá trình sản xuất. Muốn có hiệu quả cao thì toàn bộ chu trình sản xuất đều phải được vận dụng rất linh hoạt và sáng tạo các giải pháp, công nghệ và mô hình sản xuất tiên tiến, cùng với giải quyết tốt các bài toán chia sẻ lợi ích và cộng đồng trách nhiệm. Kinh tế tuần hoàn có thể không phải là một mô hình kinh tế, mà nó là một nền kinh tế được hình thành từ các mô hình tuần hoàn. Với những yêu cầu cần thiết để phát triển một hệ sinh thái sản xuất tuần hoàn, chúng ta cần cho người dân, tổ chức sản xuất kinh tế cơ sở và doanh nghiệp hiểu rằng; Tổ chức tốt mô hình sản xuất tuần hoàn theo khả năng và điều kiện sẵn có của mình với tư duy và thiết kế tái chế, tái sử dụng, tuần hoàn, khép kín, không rác thải tức là góp phần quan trọng, tạo trụ cột cho nền kinh tế tuần hoàn, làm nền tảng để phát triển bền vững.

Mô hình sản xuất tuần hoàn rất đa dạng, rất phong phú và linh hoạt, các mô hình đi trước chỉ để tham khảo để vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế, không nhất thiết áp đặt máy móc, kể cả các mô hình sản xuất tuần hoàn của các nước phát triển…/.