Cảng Chu Lai cửa ngõ xuất khẩu hàng hoá mới của miền Trung.
Cảng Chu Lai cửa ngõ xuất khẩu hàng hoá mới của miền Trung.

Tổng trị giá xuất nhập khẩu tăng 15,9%

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 8/2022 đạt 65,98 tỷ USD, tăng 7,9% tương ứng tăng 4,84 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 34,92 tỷ USD, tăng 14,1% (tương ứng tăng 4,31 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu là 31,06 tỷ USD, tăng 1,7% (tương ứng tăng 526 triệu USD).

Tính trong 8 tháng/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 499,71 tỷ USD, tăng 15,9% tương ứng tăng 68,69 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 252,60 tỷ USD, tăng 18,2% (tương ứng tăng 38,85 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 247,11 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 29,84 tỷ USD).

Trong tháng, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,86 tỷ USD. Tính trong 7 tháng/2022, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước xuất siêu 5,49 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng là 46,85 tỷ USD, tăng 10,8% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng/2022 lên 346,23 tỷ USD, tăng 16,2% (tương ứng tăng 48,23 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này là 26,13 tỷ USD, tăng 16,7% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 8 tháng/2022 của doanh nghiệp FDI lên 185,44 tỷ USD, tăng 18,2% (tương ứng tăng 28,55 tỷ USD) so với 8 tháng/2021 và chiếm 73,4% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 8/2022 là 20,72 tỷ USD, tăng 4,2% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 8 tháng/2022 đạt 160,89 tỷ USD, tăng 13,9% (tương ứng tăng 19,68 tỷ USD) so với 8 tháng/2021, chiếm 65,1% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 8/2022 đạt thặng dư 5,42 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 8 tháng/2022 lên mức thặng dư 24,55 tỷ USD.

Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 8/2022 đạt trị giá 6,09 tỷ USD, tăng mạnh 39,4% so với tháng trước.

Tính trong 8 tháng/2022, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 40 tỷ USD, tăng 13,5% so với 8 tháng/2021. Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Hoa Kỳ đạt 9,25 tỷ USD, tăng 48%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 8,97 tỷ USD, tăng 11%; sang EU(27) đạt 4,61 tỷ USD, giảm 5%; sang Hàn Quốc đạt 3,88 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng đạt 4,94 tỷ USD, tăng 25,4% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng/2022 đạt 36,71 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 8 tháng/2022, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ đạt 10,12 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 7,7 tỷ USD, tăng 16%; sang thị trường EU(27) đạt 4,88 tỷ USD, tăng 19%; sang thị trường Hồng Kông đạt 3,83 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm trước; sang thị trường Hàn Quốc đạt 2,29 tỷ USD, giảm 2%...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 4,49 tỷ USD, tăng 9,7% so với tháng trước. Tính trong 8 tháng/2022 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 30,06 tỷ USD, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 8 tháng qua chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 13,19 tỷ USD, tăng 28%; EU với 3,91 tỷ USD, tăng 38%; Trung Quốc với 2,29 tỷ USD, tăng 37%; Hàn Quốc với 1,84 tỷ USD, tăng 22%... so với 8 tháng/2021.

Hàng dệt may: Xuất khẩu 6 tháng liên tiếp trên 3 tỷ USD và lần đầu tiên đạt mốc 4 tỷ USD vào tháng 8. Đồng thời, xuất khẩu nhóm hàng này 8 tháng/2022 đóng góp lớn thứ 2 vào tăng xuất khẩu cả nước với 5,14 tỷ USD.

Xuất khẩu hàng dệt may trong ba tháng trở lại đây (tháng 6, 7, 8) đều tăng tốt, lập đỉnh liên tiếp và lần đầu tiên xuất khẩu đạt mốc 4 tỷ USD vào tháng 8/2022. Cụ thể, trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 8 đạt 4 tỷ USD, tăng 8,7% so với tháng 7/2022. Tính đến hết tháng 8/2022, xuất khẩu hàng dệt may đạt 26,28 tỷ USD, tăng 24,3%, tương ứng tăng 5,14 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp lớn thứ 2 vào tăng xuất khẩu cả nước chỉ sau nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.

Trong 8 tháng/2022, một số thị trường chủ lực về dệt may của Việt Nam đều có mức tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 12,88 tỷ USD, tăng 22,6%, tương ứng tăng 2,73 tỷ USD; sang EU đạt 3,02 tỷ USD, tăng 41,1%, tương ứng tăng 879 triệu USD; Nhật Bản đạt 2,54 tỷ USD, tăng 22%, tương ứng tăng 458 triệu USD; Hàn Quốc đạt 2,14 tỷ USD, tăng 20,5%, tương ứng tăng 365 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021.

Giày dép các loại: Trong tháng 8/2022, xuất khẩu giày dép các loại đạt 2,29 tỷ USD, tăng nhẹ 0,9% so với tháng 8/2022. Tính đến hết tháng 8/2022, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 16,37 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, trị giá xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ đạt 7,01 tỷ USD, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm trước; sang EU đạt 3,96 tỷ USD, tăng 36%; sang Trung Quốc đạt 1,13 tỷ USD, giảm 4%.

Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 8/2022 đạt 1 tỷ USD, tăng 6% so với tháng trước.

Lũy kế đến hết tháng 8/2022, xuất khẩu nhóm này đạt 7,63 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 1,63 tỷ USD, tăng 25,6%; sang Nhật Bản đạt 1,12 tỷ USD, tăng 28%; sang Trung Quốc đạt 1,07 tỷ USD, tăng 82,8%; sang EU đạt 941 triệu USD, tăng 42%...

Gạo: Xuất khẩu gạo trong tháng đạt 718 nghìn tấn, tăng 23,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8 cả nước đã xuất khẩu 4,79 triệu tấn gạo, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo sang các thị trường: Philipin đạt 2,3 triệu tấn, tăng 49%; Trung Quốc đạt 520 nghìn tấn, giảm 29%; Bờ Biển Ngà đạt 489 nghìn tấn, tăng 86,2%... so với cùng kỳ năm trước.

Sắt thép các loại: Xuất khẩu sắt thép giảm liên tiếp trong hai tháng gần đây và tháng 8/2022 ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020.

Trong tháng 8/2022, xuất khẩu sắt thép các loại đạt gần 514 nghìn tấn với trị giá gần 458 triệu USD, giảm 16,3% về lượng và giảm 29% về trị giá so với tháng trước.

Tính đến hết 8 tháng/2022, cả nước xuất khẩu hơn 5,9 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá đạt 6,08 tỷ USD, giảm 30,3% về lượng và giảm 13,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế đến hết tháng 8/2022, xuất khẩu sắt thép sang thị trường Trung Quốc giảm hơn 1 tỷ USD với mức giảm gần 1,68 triệu tấn.

Diễn biến xuất khẩu sắt thép sang hai thị trường chính là EU và Hoa Kỳ 8 tháng qua biến động rất thất thường và liên tiếp giảm mạnh trong hai tháng gần đây. Nếu so với cùng kỳ năm trước, lượng sắt thép xuất khẩu sang các thị trường chính 8 tháng/2022 đều giảm như: EU là 1,13 triệu tấn, tăng nhẹ 0,8%; Campuchia là 848 nghìn tấn, giảm 2,4%; Hoa Kỳ là 453 nghìn tấn, giảm 15,6%. Riêng xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường Trung Quốc 8 tháng/2022 đã giảm rất mạnh chỉ là 93 nghìn tấn, trị giá 55 triệu USD trong khi 8 tháng/2021 là 1,77 triệu tấn và 1,08 tỷ USD.

Xuất khẩu tôm đạt gần 3 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản trong tháng 8/2022 đạt 1 tỷ USD, tăng 6% so với tháng trước.

TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THÁNG 8 VÀ 8 THÁNG 2022

Stt

Chỉ tiêu

Số sơ bộ

(A)

(B)

(C)

I

Xuất khẩu hàng hoá (XK)

1

I.1

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 8/2022 (Triệu USD)

34,918

2

I.2

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 8/2022 so với tháng 7/2022 (%)

14.1

3

I.3

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 8/2022 so với tháng 8/2021 (%)

27.8

4

I.4

Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng/2022 (Triệu USD)

252,598

5

I.5

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu 8 tháng/2022 so với 8 tháng/2021 (%)

18.2

II

Nhập khẩu hàng hoá (NK)

6

II.1

Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 8/2022 (Triệu USD)

31,059

7

II.2

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 8/2022 so với tháng 7/2022 (%)

1.7

8

II.3

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 8/2022 so với tháng 8/2021 (%)

12.8

9

II.4

Kim ngạch nhập khẩu 8 tháng/2022 (Triệu USD)

247,110

10

II.5

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu 8 tháng/2022 so với 8 tháng/2021 (%)

13.7

III

Tổng kim ngạch XNK hàng hoá (XK+NK)

11

III.1

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 8/2022 (Triệu USD)

65,977

12

III.2

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 8/2022 so với tháng 7/2022 (%)

7.9

13

III.3

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 8/2022 so với tháng 8/2021 (%)

20.2

14

III.4

Kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng/2022 (Triệu USD)

499,708

15

III.5

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng/2022 so với 8 tháng/2021 (%)

15.9

IV

Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK)

16

IV.1

Cán cân thương mại tháng 8/2022 (Triệu USD)

3,859

18

IV.2

Cán cân thương mại 8 tháng/2022 (Triệu USD)

5,488

Về nhập khẩu

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng đạt 31,06 tỷ USD, tăng 1,7%, tương ứng tăng 526 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, ghi nhận tăng cao ở một số nhóm hàng như: dầu thô tăng 453 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 255 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 104 triệu USD so với tháng trước

Bên cạnh đó, một số nhóm hàng lại giảm như xăng dầu các loại giảm 254 triệu USD, sắt thép các loại giảm 183 triệu USD, hóa chất giảm 129 triệu USD so với tháng 7/2022.

Trong 8 tháng/2022, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 247,11 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. Quy mô hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 29,84 tỷ USD trong 8 tháng qua, với 46/53 nhóm hàng có trị giá tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tăng mạnh nhất là các nhóm hàng: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 10,2 tỷ USD (tương ứng tăng 21,8%); xăng dầu các loại tăng 3,45 tỷ USD (tương ứng tăng 125%); than đá tăng hơn 2,72 tỷ USD (tương ứng tăng 98,2%); dầu thô tăng 1,62 tỷ USD (tương ứng tăng 49,5%); hóa chất tăng 1,61 tỷ USD (tương ứng tăng 32%). Tuy nhiên, nhập khẩu nhóm hàng hạt điều trong 8 tháng/2022 giảm mạnh, giảm 1,27 tỷ USD (tương ứng giảm 37,2%) so với 8 tháng năm 2021.