ISSN-2815-5823

Công trình dân dụng là gì? Cách phân cấp công trình dân dụng

Công trình dân dụng là gì? Công trình cho mục đích dân dụng được pháp luật phân cấp rõ ràng, nhằm kiểm soát tốt hơn tình hình xây dựng

Công trình dân dụng là gì? Pháp luật quy định rõ ràng các loại công trình nhằm kiểm soát tốt hơn tình hình xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về công trình dân dụng và tiêu chí phân cấp công trình.

Công trình dân dụng là gì? 

Công trình dân dụng là gì? Đây là loại công trình đã được phân loại theo quy định của nhà nước, mang kết cấu dạng nhà ở hoặc một công trình độc lập, tổ hợp nhiều công trình. Công trình dân dụng được xây dựng cho mục đích dân dụng, phục vụ các nhu cầu của con người như:

  • Giảng dạy, học tập

  • Làm việc

  • Kinh doanh

  • Thi đấu thể dục, tập luyện thể thao

  • Nơi tập trung đông người

  • Vui chơi, giải trí, ăn uống, thăm quan

  • Thưởng thức các buổi biểu diễn, trình diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao

  • Cơ sở trao đổi và tiếp nhận thông tin, bưu phẩm

  • Khám và chữa bệnh

  • Cơ sở tôn giáo

  • Công trình công cộng cung cấp các dịch vụ, nhu cầu khác.

Công trình dân dụng được xây dựng cho mục đích dân dụng, phục vụ các nhu cầu của con người
Công trình dân dụng được xây dựng cho mục đích dân dụng, phục vụ các nhu cầu của con người

Cụ thể, việc xác định công trình dân dụng được thực hiện theo Phụ lục I,  Nghị định 06/2021/NĐ-CP, gồm 3 loại sau:

“(1) Công trình nhà ở

Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác; nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác.

(2) Công trình công cộng

- Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu:

+ Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích giáo dục, đào tạo, nghiên cứu trong các cơ sở sau: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường có nhiều cấp học; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường hoặc trung tâm đào tạo khác;

+ Trạm khí tượng thủy văn, trạm nghiên cứu địa chấn, cơ sở nghiên cứu vũ trụ; các trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành khác.

- Công trình y tế:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích khám chữa bệnh trong các cơ sở sau: Bệnh viện, phòng khám (đa khoa hoặc chuyên khoa); trạm y tế; nhà hộ sinh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm chuyên ngành y tế; các cơ sở y tế khác.

- Công trình thể thao:

Sân vận động; nhà thi đấu; sân tập luyện, thi đấu các môn thể thao như: gôn, bóng đá, tennis, bóng chuyền, bóng rổ và các môn thể thao khác; bể bơi.

- Công trình văn hóa:

Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; công trình có tính biểu trưng, nghệ thuật (tượng đài ngoài trời, cổng chào...), công trình vui chơi, giải trí; các công trình văn hóa khác.

- Công trình tôn giáo, tín ngưỡng:

+ Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường; trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo; tượng đài, bia, tháp và các công trình tôn giáo khác;

+ Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đường (nhà thờ họ) và các công trình tín ngưỡng khác.

- Công trình thương mại: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng; nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các công trình thương mại khác.

- Công trình dịch vụ:

+ Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; cơ sở nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú, căn hộ lưu trú và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;

+ Biển quảng cáo đứng độc lập; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác.

- Công trình trụ sở, văn phòng làm việc:

+ Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

+ Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác;

+ Các tòa nhà sử dụng làm văn phòng kết hợp lưu trú.

- Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác.

Ví dụ: Tòa nhà bố trí công năng theo tầng cao để sử dụng làm chung cư, khách sạn và văn phòng thì thuộc loại công trình hỗn hợp.

- Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh.

(3) Cổng, tường rào, nhà bảo vệ và kết cấu nhỏ lẻ khác phục vụ cho mục đích dân dụng.”

Phân cấp công trình dân dụng

Hiện nay, công trình dân dụng được phân thành 4 cấp với những tiêu chuẩn riêng biệt:

  • Công trình cấp đặc biệt: Nhà ở có diện tích sàn lớn hơn hoặc bằng 15.000m2, hay chiều cao công trình từ 30 tầng trở lên

  • Công trình cấp 1: Nhà ở có diện tích mặt sàn tổng trong khoảng 10.000m2 - 15.000m2, hay chiều cao từ 20-29 tầng

  • Công trình cấp 2: Nhà ở có diện tích mặt sàn trong khoảng 5.000m2 - 10.000m2 hay chiều cao từ 9-19 tầng

  • Công trình cấp 3: Nhà ở có diện tích mặt sàn trong khoảng 1.000m2 - 5.000m2 hay chiều cao từ 4-8 tầng

  • Công trình cấp 4: Nhà ở có diện tích mặt sàn dưới 1.000m2 hay chiều cao từ 3 tầng trở xuống.

Các tiêu chí để phân cấp công trình dân dụng có quy định cụ thể theo pháp luật, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của con người. Việc phân cấp công trình có ý nghĩa to lớn đối với công tác quản lý và quy hoạch của nhà nước.

Các tiêu chí để phân cấp công trình dân dụng đều có quy định cụ thể theo pháp luật
Các tiêu chí để phân cấp công trình dân dụng đều có quy định cụ thể theo pháp luật

Yêu cầu khi phân cấp công trình dân dụng

Quá trình phân cấp công trình dân dụng cần tuân theo quy định từ Thông tư 12/2012/TT-BXD và QCVN 03:2012/BXD 112, cụ thể như sau:

Yêu cầu về công trình nhà ở

Công trình nhà ở khi phân cấp phải xem xét tới mức độ nguy hiểm đối với sự an toàn và tính mạng của người cư trú, cùng khả năng thoát chạy khi gặp sự cố. Nhà ở nói chung được xếp vào nhóm nguy hiểm cháy theo công năng, ký hiệu F. Nhà chung cư thuộc nhóm F1.3 và nhà ở thường thuộc nhóm F1.4. 

Với nhà ở riêng lẻ, pháp luật quy định:

  • Công trình từ 3 tầng trở lên không được phép dưới cấp III, đồng nghĩa với việc niên hạn sử dụng trong khoảng 20-50 năm, có độ chịu lửa cấp III

  • Chung cư từ 25 tầng trở xuống đạt niên hạn 50-100 năm, độ chịu lửa cấp II

  • Chung cư trên 25 tầng phải đạt tiêu chuẩn không nhỏ hơn cấp I; về giới hạn chịu lửa, bộ phận chịu lực loại R180, tường ngoài không chịu lực loại E60, sàn ngăn giữa các tường là REI 90, tường thang trong nhà là REI 180, bản thang và chiếu thang loại R90.

Yêu cầu về công trình công cộng

Công trình công cộng sẽ phải xem xét thêm về mức độ an toàn với tài sản quý hiếm đang được lưu trữ bên trong. Các công trình dạng nhà và cộng đồng sau phải đạt cấp I trở lên, niên hạn trên 100 năm và chịu lửa cấp I:

  • Công trình tầm quốc gia, quốc tế, có ý nghĩa đặc biệt về quốc phòng, an ninh và ngoại giao

  • Công trình phục vụ công tác tìm kiếm và cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp dịch bệnh, thiên tai, cháy nổ

  • Công trình là trụ sở của cơ quan Đảng, Quốc hội và cơ quan hành chính Nhà nước ở các cấp.

Cơ quan hành chính Nhà nước ở các cấp phải đạt cấp I trở lên
Cơ quan hành chính Nhà nước ở các cấp phải đạt cấp I trở lên

Công trình dân dụng là gì? Những thông tin về công trình dân dụng như khái niệm, phân cấp công trình và tiêu chí phân cấp đã được cung cấp đầy đủ qua bài viết trên. Hy vọng bạn đọc sẽ tích lũy thêm được nhiều kiến thức hữu ích, phục vụ cho đời sống và công việc!



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 07/10/2024