ISSN-2815-5823

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Đất RSX là gì và điểm đặc biệt nào trong quy định sử dụng đất rừng sản xuất được chú trọng? Bài viết sẽ cung cấp chi tiết nhất về loại đất này.

Đất RSX là gì? 

Định nghĩa đất RSX là gì? Đất RSX được hiểu là đất rừng sản xuất nhằm mục đích cung cấp lâm sản, kết hợp sản xuất và kinh doanh lâm, nông và ngư nghiệp; phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hoặc giải trí; cung cấp các dịch vụ môi trường rừng. RSX là ký hiệu cho loại đất này theo phân nhóm đất của Luật Đất đai năm 2013 trong bản đồ địa chính, mảnh trích đo đạc địa chính.

Định nghĩa đất RSX được hiểu là đất rừng sản xuất cung cấp lâm sản
Định nghĩa đất RSX được hiểu là đất rừng sản xuất cung cấp lâm sản

Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp thuộc 1 trong 3 loại đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất. Loại đất này được sử dụng để sản xuất gỗ cây, lâm sản, động vật rừng... Ngoài ra, loại đất này còn được sử dụng để phòng hộ bảo vệ rừng.

Phân loại và chế độ sử dụng đất rừng sản xuất

Hiểu RSX là đất gì và phân loại cũng như chế độ sử dụng đất rừng là điều quan trọng khi tìm hiểu loại đất này. Chi tiết như sau:

Đối với rừng tự nhiên

Theo Khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, đất rừng sản xuất được giao cho các tổ chức quản lý là rừng tự nhiên với mục tiêu bảo vệ và phát triển.

Đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên, nơi chưa có tổ chức quản lý rừng, nếu có nhu cầu và khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì Nhà nước sẽ giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên mà không thu tiền sử dụng đất. Họ có trách nhiệm bảo vệ, phát triển rừng và được phép kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Đất rừng tự nhiên được nhà nước giao cho hộ gia đình
Đất rừng tự nhiên được nhà nước giao cho hộ gia đình

Đối với rừng trồng

Theo Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quy định việc giao đất và cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng như sau:

  • Đối với hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, hạn mức giao đất tối đa là 30 hecta để sử dụng cho mục đích sản xuất lâm nghiệp. Nếu diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng vượt quá hạn mức này, họ phải chuyển sang hình thức thuê đất;

  • Đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc giao đất hoặc cho thuê đất được thực hiện để triển khai các dự án đầu tư trồng rừng;

  • Những đối tượng trên khi được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất rừng sản xuất sẽ có quyền sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất rừng sản xuất

Khái niệm đất RSX đã chỉ ra những thông tin quan trọng về loại đất này. Vậy loại đất này có những quy định sử dụng gì đặc biệt?

Đất RSX có lên thổ cư được không? 

Đất rừng sản xuất (RSX) hoàn toàn có thể chuyển đổi lên đất thổ cư là một loại đất phi nông nghiệp. Bởi theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 57 Luật Đất đai 2013 việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên đất phi nông nghiệp được nhà nước cấp phép.

Tuy nhiên, để chuyển đổi đất RSX lên thổ cư cần đáp ứng được đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành quy định.

Đất RSX có thể chuyển đổi mục đích lên đất thổ cư
Đất RSX có thể chuyển đổi mục đích lên đất thổ cư

Đất RSX có chuyển nhượng được không?

Căn cứ theo Luật Đất đai 2013, đất RSX hoàn toàn có thể chuyển nhượng được nếu như đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định.

Giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng được quy định như thế nào?

Nắm được đất RSX là đất gì người dân cũng cần nắm được quy định về việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất RSX là rừng trồng. Quy định này được đề cập đến tại Khoản 2 Điều 135 trong Luật Đất đai 2013 như sau:

"(i) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013 để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất. Cụ thể hạn mức giao đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta.

(ii) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng.

(iii) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại Mục (i) và Mục (ii) khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

Trường hợp tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất thì được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng (khoản 3 Điều 135 Luật Đất đai 2013)".

Ngoài ra, nếu các khu đất RSX tập trung xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho cá nhân, hộ gia đình được thì Nhà nước sẽ giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng. Thời gian này, khu đất RSX vẫn được kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản.

Giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng được quy định rõ ràng
Giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng được quy định rõ ràng

Đất RSX có được cấp sổ xanh (sổ đỏ) hay không?

Sổ xanh hay sổ đỏ chính là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lâm nghiệp. Căn cứ theo Điều 33 Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BTNMT ngày 19/09/2023, chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng với vốn tự có, không từ ngân sách nhà nước và có một trong các giấy tờ sau sẽ được chứng nhận quyền sở hữu:

"(i) Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP này mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất.

(ii) Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng.

(iii) Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

(iv) Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật.

(v) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ quy định tại các khoản (i), (ii), (iii) và (iv) Mục này mà đã trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

(vi) Đối với tổ chức trong nước thực hiện dự án trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư.

(vii) Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án trồng rừng sản xuất thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư.

(viii) Trường hợp chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ theo quy định tại các khoản (i), (ii), (iii), (iv), (v), (vi) và (vii) Mục này."

Như vậy, đất RSX vẫn được cấp sổ xanh (sổ đỏ) nếu đáp ứng được các điều kiện như trên và có đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy. Ngoài ra, chủ sở hữu cũng cần có nghĩa vụ nộp đầy đủ lệ phí xin giấy.

Bài viết đã cung cấp đầy đủ và chi tiết về loại đất RSX là gì và những điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất rừng sản xuất. Hi vọng bạn đọc sẽ cập nhật được những thông tin hữu ích và đừng quên theo dõi thêm các bài viết tiếp theo về các loại đất hiện nay./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 19/09/2024