Đất SKC là gì? Đất SKC có bị thu hồi hay không?
Đất SKC là gì?
SKC là một ký hiệu thường thấy trên sổ đỏ hoặc các bản đồ địa chính. Mặc dù vậy nhưng định nghĩa của loại đất này vẫn khiến nhiều người băn khoăn, đặc biệt khi bàn về quyền sử dụng đất và những hạn chế liên quan. Vậy đất SKC là đất gì và sử dụng đất SKC để làm gì?
Định nghĩa đất SKC là gì?
Căn cứ theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định đất SKC là ký hiệu của đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đất SKC bao gồm đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các dịch vụ phi nông nghiệp và khai thác khoáng sản.
Mục đích sử dụng của đất SKC
Vậy mục đích sử dụng loại đất SKC là gì? Mục đích chính khi sử dụng đất SKC là phục vụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạt động thương mại, dịch vụ hoặc công nghiệp nhẹ tùy thuộc vào quy hoạch và nhu cầu thực tế.
Đất SKC không được sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và cũng không được sử dụng làm đất ở như đất thổ cư.
Thời hạn sử dụng đất SKC là bao lâu?
Thời hạn sử dụng đất SKC thường được quy định rõ trong hợp đồng thuê đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông thường, thời hạn sử dụng của đất SKC cụ thể:
- Trường hợp thửa đất SKC được Nhà nước giao hoặc cho thuê quyền sử dụng đất để sử dụng đúng mục đích thì thời hạn sử dụng đất dựa trên quyết định của cơ quan có thẩm quyền nhưng không quá 70 năm.
- Trường hợp thửa đất SKC không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê có thời hạn thì thời gian sử dụng đất sẽ không giới hạn.
Đất SKC có bị thu hồi hay không?
Việc thu hồi đất SKC có thể xảy ra trong một số các trường hợp nhất định, đặc biệt là khi các dự án phát triển kinh tế - xã hội hoặc quy hoạch lại sử dụng đất. Cụ thể:
- Trường hợp thửa đất SKC thuộc quyền sở hữu của cá nhân, hộ gia đình và không có quy định về thời gian sử dụng thì sẽ không bị thu hồi.
- Tuy nhiên, căn cứ theo Luật Đất đai, nhà nước sẽ có quyền thu hồi đất SKC trong trường hợp đất SKC được Nhà nước giao hoặc cho thuê nhưng không được sử dụng vào đúng mục đích, không được sử dụng vào đúng thời gian quy định, hết thời gian sử dụng đất hoặc khi có dự án quan trọng cần phải triển khai.
Nếu trong trường hợp thu hồi đất SKC, người sử dụng đất sẽ được bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. Số tiền bồi thường sẽ dựa trên giá trị đất và tài sản được gắn liền với thửa đất tại thời điểm thu hồi.
Làm thế nào để chuyển mục đích sử dụng đất SKC thành đất ở?
Với những thông tin trên về định nghĩa đất SKC là đất gì, mục đích và thời hạn sử dụng đất SKC người đọc cũng đã nắm được thông tin cơ bản về đất SKC. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng đất SKC cho mục đích sản xuất phi nông nghiệp, chủ sở hữu muốn chuyển mục đích đất SKC thành đất ở để xây dựng nhà trên thửa đất SKC. Vậy làm thế nào để xây dựng nhà ở trên chính thửa đất SKC?
Tại sao không được xây dựng nhà ở trên đất SKC?
Có thể nhận thấy, đất SKC là loại đất dùng để sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ. Nói một cách khác, đất SKC không được dùng để ở như đất thổ cư. Chính vì vậy, việc tự ý xây nhà ở trên đất SKC là không được phép.
Tuy nhiên, trong trường hợp người sử dụng đất muốn xây nhà trên đất SKC cần thực hiện hồ sơ xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất ở và nộp lên cơ quan có thẩm quyền để chờ được phê duyệt.
Quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC thành đất ở
Trước khi người sử dụng thửa đất nắm được đất SKC là loại đất gì và biết được chính xác mảnh đất mà bản thân sở hữu là đất SKC, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC thành đất ở cần thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người sử dụng đất cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng thửa đất theo đúng mẫu hiện hành.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy tờ tùy thân của người sử dụng đất như chứng minh nhân dân, căn cước công dân... và các giấy tờ liên quan.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có thửa đất. Cơ quan quản lý đất đai sẽ xem xét hồ sơ, tiến hành thẩm định thực tế và đưa ra quyết định phê duyệt hoặc từ chối yêu cầu chuyển đổi.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ
Cơ quan quản lý đất đai sẽ xem xét hồ sơ, tiến hành thẩm định thực tế và đưa ra quyết định phê duyệt hoặc từ chối yêu cầu chuyển đổi.
Bước 4: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính
Nếu được phê duyệt, người sử dụng đất sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan, bao gồm nộp thuế và phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Bước 5: Nhận kết quả
Sau khi hoàn thành các thủ tục và nghĩa vụ tài chính, cơ quan quản lý đất đai sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới với mục đích sử dụng là đất ở.
Lưu ý: Việc cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất phụ thuộc vào 2 tiêu chí:
-
Nhu cầu sử dụng đất được trình bày trong đơn chuyển đổi mục đích sử dụng thửa đất có phù hợp hay không.
-
Dựa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để xem xét có phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không.
Việc nắm bắt được đất SKC là gì cùng với quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC thành đất ở giúp tối ưu hóa giá trị sử dụng đất, nhưng cũng cần tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và tránh các rủi ro pháp lý. Từ đó, người sử dụng đất có thể tận dụng được tốt nhất giá trị của loại đất này trong kinh doanh và đầu tư./.