ISSN-2815-5823
Khánh Vy
Thứ năm, 16h13 11/04/2024

Giảm thiểu nhựa của các công ty thực phẩm và đồ uống bắt nguồn từ nhu cầu của người tiêu dùng

(KDPT) - Nghiên cứu chỉ ra một nửa trong số doanh nghiệp được khảo sát xác nhận nhu cầu của người tiêu dùng là chất xúc tác chính thức đẩy việc triển khai các giải pháp bền vững mới trong lĩnh vực sản xuất và chế biến.

Các công ty thực phẩm và đồ uống ngày nay đã sẵn sàng giảm thiểu sử dụng nhựa làm vật liệu đóng gói ưa thích khi mà nghiên cứu gần đây tiết lộ rằng 3 trong số 5 cam kết hàng đầu được các lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra nhằm giải quyết các thách thức về tính bền vững bao gồm việc giảm lượng nhựa sử dụng. Nghiên cứu của Tetra Pak đã đánh giá thái độ của các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống đối với tính bền vững ở thời điểm hiện tại và trong 5 năm tới.

Một nửa trong số doanh nghiệp được khảo sát xác nhận nhu cầu của người tiêu dùng là chất xúc tác chính thúc đẩy việc triển khai các giải pháp bền vững mới trong lĩnh vực sản xuất và chế biến. Quan điểm này được tìm thấy trong một nghiên cứu riêng của Tetra Pak đối với người tiêu dùng liên quan đến bao bì đóng gói thực phẩm. Nghiên cứu phát hiện ra rằng ý định mua hàng của gần ba trong số bốn người được hỏi (74%) sẽ tăng nếu một thương hiệu nói về các chủ đề môi trường, trong khi 42% tin rằng một “bao bì thân thiện với môi trường” xứng đáng có một mức giá cao hơn. Điều này đem đến cho ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống một lập luận đầy tin cậy để áp dụng cho mô hình kinh doanh giảm thiểu tác động môi trường.

77% doanh nghiệp bày tỏ sự sẵn sàng chấp nhận các đánh đổi liên quan đến chi phí khi thực hiện các giải pháp sản xuất và chế biến bền vững, bất chấp những thách thức về kinh tế vĩ mô mà ngành đang phải đối mặt. Tầm nhìn này tuân theo Hội nghị COP28, trong đó nhiều bên liên quan trong khu vực tư nhân cam kết thực hiện các mục tiêu và sáng kiến ​​bền vững, bao gồm cả cách tiếp cận định hướng hành động của Tetra Pak đối với việc chuyển đổi hệ thống thực phẩm.

77% doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận chi phí thực hiện các hoạt động kinh doanh bền vững.
77% doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận chi phí thực hiện các hoạt động kinh doanh bền vững.

Sự tập trung của doanh nghiệp vào tác động môi trường dường như đang ở thời điểm bùng phát, với sự cấp thiết phải áp dụng các biện pháp cắt giảm carbon trong hệ thống thực phẩm của thế giới được dự đoán sẽ tăng 10% trong 5 năm tới, từ 49% lên 59%. Khi được hỏi các nhà cung cấp bao bì và chế biến có thể đóng góp như thế nào, 65% công ty đã xác định tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm mới, khẳng định vai trò quan trọng của sự đổi mới trong cuộc chiến toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu.

Bà Lương Thanh Thư, Giám đốc phụ trách Bền vững tại Tetra Pak Việt Nam cho biết: “Kết quả từ nghiên cứu này xác nhận sự thay đổi của người tiêu dùng hiện nay khi nói đến vấn đề môi trường. Họ muốn các thương hiệu thực phẩm và đồ uống phải minh bạch, đáng tin cậy và tạo ra tác động tích cực. Bao bì bền vững không chỉ có nghĩa là thân thiện với môi trường - đó còn là cơ hội để các nhà sản xuất đồ uống kết nối với khách hàng theo những cách có ý nghĩa. Bằng cách sử dụng vật liệu tái tạo, các thương hiệu có thể trở nên nổi bật trong một thị trường đông đúc và thu hút với những người quan tâm đến môi trường. Tại Tetra Pak, chúng tôi đam mê tạo ra bao bì thực phẩm bền vững nhất có thể. Đó không chỉ là về kinh doanh; đó là cam kết của chúng tôi về bao bì có nguồn gốc rõ ràng, có thể tái chế và trung hòa carbon.”

Bà Lương Thanh Thư - Giám đốc phụ trách Bền vững tại Tetra Pak Việt Nam
Bà Lương Thanh Thư - Giám đốc phụ trách Bền vững tại Tetra Pak Việt Nam

Ông Gilles Tisserand - Phó chủ tịch về Khí hậu và đa dạng sinh học, Tetra Pak, chia sẻ: “Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống đang ở thời điểm quan trọng, phải xem xét lại cách thức kinh doanh của ngành để giúp giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu và đối phó với những tác động không thể tránh khỏi tới cách vận hành và các giải pháp của doanh nghiệp. Họ đang tìm kiếm các nhà cung cấp giúp họ phát triển trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và chúng tôi vẫn cam kết giữ vững vai trò của mình, luôn đổi mới để phát triển các nghiên cứu mới, hệ sinh thái hợp tác và nguồn cung sản phẩm”.

Ông cho biết thêm “Hành trình đổi mới của chúng tôi được thúc đẩy bởi khả năng tái tạo và tái chế, đảm bảo quá trình cắt giảm carbon và tính tuần hoàn của vật liệu cũng như giải quyết nhu cầu về bao bì thực phẩm bền vững. Những phát hiện như việc vỏ hộp giấy được người tiêu dùng coi là bao bì đồ uống ‘thân thiện với môi trường’ nhất, trong khi nhựa được coi là ít thân thiện với môi trường nhất,  là một minh chứng cho thấy chúng tôi đang đi đúng hướng. Bạn chỉ cần nhìn vào thực tế là chúng tôi đã bán được nhiều hơn 46% bao bì làm bằng polyme có nguồn gốc thực vật vào năm 2023 so với năm 2021 là có thể thấy cam kết của ngành”./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 27/07/2024