ISSN-2815-5823

Lề đường là gì? Quy định của pháp luật về lề đường tối thiểu

Lề đường là gì? Lề đường đã được quy định rõ ràng về kích thước tối thiểu, công dân sẽ bị xử phạt nếu có hành vi xâm lấn lề đường trái phép.

Lề đường là gì? Đây là khái niệm quen thuộc với người dân, được sử dụng phổ biến trong đời sống cũng như trong quy định về an toàn giao thông. Pháp luật đã quy định rõ ràng về kích thước tối thiểu, cùng với những mức xử phạt cho hành vi xâm lấn lề đường trái phép.

Lề đường là gì? Quy định tối thiểu cho lề đường

Lề đường là gì? Lề đường là khu vực ở hai bên mép lòng đường. Công dụng của lề đường là bảo vệ phần mặt đường và tạo thành khu vực riêng dành cho người đi bộ. Ở một số địa phương, lề đường được phép đỗ xe tạm thời, kinh doanh hàng rong. Điều này phụ thuộc vào từng quy định về lề đường tối thiểu và quy hoạch giao thông của nơi đó.

Lề đường là khu vực ở hai bên mép lòng đường
Lề đường là khu vực ở hai bên mép lòng đường

Tiêu chuẩn tối thiểu cho lề đường theo Quyết định 4927/QĐ-BGTVT năm 2014, được đặt ra theo tiêu chuẩn về kỹ thuật, được phân theo các cấp độ:

  • Đường cấp A, lòng đường có kích thước 17-30m: Quy định lề đường rộng tối thiểu là 1.5-3.5m

  • Đường cấp B, lòng đường có kích thước 8-17m: Quy định lề đường rộng tối thiểu là 0.75-1.5m.

Quy định của pháp luật về hành lang an toàn đường bộ

Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc theo hai bên đất của đường bộ. Hành lang được tính từ mép ngoài đất đường bộ đổ ra hai bên. Mục đích là đảm bảo an toàn cho giao thông trên đường bộ. Trong đó, đất đường bộ bao gồm những công trình đường bộ được xây dựng trên đó, cùng với phần đất dọc hai bên đường, dùng để bảo trì, quản lý cũng như bảo vệ công trình đường bộ.

Trong phạm vi của hành lang an toàn đường bộ, công dân cần lưu ý những điều sau, theo Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008:

“- Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.

- Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định nêu trên, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. 

Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

- Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Hướng dẫn sử dụng lề đường đúng quy định

Việc đỗ hay dừng xe tạm thời ở lề đường không quy định chung, mà tùy thuộc vào từng địa phương. Tuy nhiên, nếu được phép, các hành động trên cũng cần được thực hiện có chừng mực và đúng quy định.

  • Phương tiện phải được xếp ngay ngắn, thẳng hàng; đầu xe quay vào trong, cách mép vỉa hè 0,2,

  • Đỗ xe cách 20m so với nút giao thông

  • Phải dành ra 1,5m cho người đi bộ, không cản trở và lấn chiếm lối đi

  • Không cắm cọc, rào chắn tại lề đường nơi đỗ xe tạm thời

  • Tìm hiểu và tuân theo quy định của từng khu vực.

Mức xử phạt hành vi lấn chiếm lề đường

Theo Luật Giao thông đường bộ, ở điều 35, lòng đường và lề đường chỉ phục vụ cho các mục đích tham gia giao thông đường bộ. Một vài trường hợp ngoại lệ có thể kể đến như lễ hội, thể thao, hoạt động văn hóa, diễu hành... đã được cấp phép thực hiện.

Nghiêm cấm những hành vi:

  • Họp chợ, mua bán

  • Phơi nông sản, rơm rạ, thóc lúa...

  • Đặt biển quảng cáo

  • Xây bục, bệ trái quy định

  • Tập trung rác thải

Nghiêm cấm các hành vi họp chợ ở lề đường
Nghiêm cấm các hành vi họp chợ ở lề đường

Mức xử phạt đã được nêu rõ trong khoản 1 và 5, Điều 12, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b,, khoản 5, điểm e, khoản 6 Điều này;

"5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b, khoản 8, điểm a, khoản 9 Điều này;

b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a, khoản 8 Điều này;

c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;

d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe."

Như vậy, mức xử phạt sẽ rơi trong khoảng 100.000 đến 6.000.000 tùy vào hành vi phạm phải.

Lề đường là gì? Lề đường là phần chạy dọc theo lòng đường, nằm ở hai bên mép đường. Lề đường chỉ dành cho mục đích tham gia giao thông đường bộ. Nếu người dân không tuân thủ, lấn chiếm lề hay lòng đường sẽ bị xử phạt./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 09/10/2024