Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, đó là mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước. Ở mỗi thôn dân cư, đều có hương ước, quy ước, có phong tục tập quán riêng, tuy nhiên tất cả đều chung một đích đến là xây dựng và phát triển quê hương giàu mạnh.

Nhân dân thôn Thiệu Tổ nô nức đến dự Hội làng 10/3 Âm lịch hàng năm

Hội làng là một phong tục tập quán có từ lâu đời, ở nhiều nơi trong cả nước, cứ mỗi dịp xuân về là các thôn làng lại nô nức trẩy hội. Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 136 xã, thị trấn với hàng ngàn thôn dân cư, làng văn hóa, với mỗi thôn dân cư đều có những nơi thờ tự, tôn giáo, tín ngưỡng văn hóa như Đình, Chùa... Hàng năm cứ đến dịp đầu xuân mới là các thôn, làng lại tổ chức Hội làng, Tiệc làng với những nét đẹp riêng, thu hút hàng ngàn, hàng vạn nhân dân tham gia trẩy hội.

Trong khí thế của mùa xuân, mỗi người đều có quê hương, những người xa quê, phát triển kinh tế ở bất cứ đâu trong và ngoài nước đều trở về tham gia, không chỉ mang ý nghĩa gắn bó, đoàn kết thôn dân cư, các Hội làng, Tiệc làng còn là dịp để chính quyền địa phương, nhân dân trong thôn dân cư đánh gia một năm đã qua và tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của làng xóm.

Lễ hội Đình, Chùa làng Thiệu Tổ nơi thờ tự Tứ Vị Thành Hoàng Làng có công đánh giặc Thục cùng Tản Viên Sơn Thánh bảo vệ non sông đất nước

Đến với Hội làng thôn Thiệu Tổ, xã Trung Nguyên (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm tại Đình làng văn hóa của thôn, nơi được Tỉnh Vĩnh Phúc công nhận là di tích cấp Tỉnh, Thành phố năm 2006. Nơi thờ tự Tứ Vị Thành Hoàng Làng có công đánh giặc Thục cùng Tản Viên Sơn Thánh bảo vệ non sông đất nước.

Ngày Hội của thôn dân cư đã thu hút hơn 500 hộ gia đình tham gia với hàng ngàn người. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, mỗi Hội làng đều trở thành nơi đoàn kết của thôn dân cư. Các phần nghi lễ được tổ chức trang trọng, báo công với Tứ vị thành Hoàng Làng

Trong tiến trình xây dựng và phát triển của địa phương, từ một thôn dân cư chỉ có nghề truyền thống nông nghiệp, thì đến nay sau nhiều năm xây dựng và phát triển thôn đã lớn mạnh không ngừng, người dân đã có những nghề thương mại phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm đạt 100%, thu nhập bình quân đầu người lên tới 70 triệu đồng/người/năm.Chất lượng giáo dục tăng lên hàng năm, các phong trào thể thao, văn hóa quần chúng luôn đi đầu...

Cùng với đó, nhân dân trong thôn luôn chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng và Chính sách, Pháp luật của Nhà nước. Tích cực tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao của thôn dân cư, của các cấp chính quyền.

Hiện nay, đời sống văn hóa tỉnh thần, vật chất của nhân dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người lên tới 70 triệu đồng/người/năm

Tỉnh Vĩnh Phúc mới ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 12/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững với mục tiêu chung Phát triển văn hóa Vĩnh Phúc ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Xây dựng con người Vĩnh Phúc có những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời phát huy các đặc điểm nổi trội: Tiên phong, sáng tạo, khát vọng và đổi mới.

"Văn hóa làng được coi là một cộng đồng văn hóa – cộng đồng sáng tạo, bảo tồn và hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần..."

Qua Nghị quyết có thể thấy rõ, Tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm đặc biệt tới văn hóa và con người Vĩnh Phúc, coi giá trị truyền thống là giá trị cốt lõi để phát triển bền vững. Theo những Nhà nghiên cứu văn hóa, văn hóa làng được coi là một cộng đồng văn hóa – cộng đồng sáng tạo, bảo tồn và hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Từ đó hình thành nên nhân cách, tính cách con người làng xã và những nét riêng – diện mạo văn hóa xóm làng. Văn hóa làng là “cái lõi” căn bản của văn hóa dân tộc.