ISSN-2815-5823
Tiến Minh
Thứ sáu, 06h07 26/04/2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

Cover image
(KDPT) - Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ thúc đẩy đầu tư công cùng nỗ lực tìm giải pháp, doanh nghiệp ngành xây dựng, vật liệu xây dựng đặt nhiều kỳ vọng sẽ bứt phá trở lại trong năm 2024.

Doanh nghiệp vẫn thận trọng trong kế hoạch tăng trưởng

Chính phủ đã và đang quyết liệt chỉ đạo thúc đẩy đầu tư công trong năm 2024 với nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm được triển khai, thông qua quy hoạch nhiều dự án hạ tầng công nghiệp, đô thị. Bên cạnh đó, những dự án đầu tư công lớn đã và đang triển khai như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành,… sẽ giúp cho ngành xây dựng hạ tầng được hưởng lợi lớn trực tiếp trong năm nay. Ngoài ra, với các dự án đường bộ cao tốc đang trong giai đoạn thiết kế, Bộ GTVT đã chỉ đạo các chủ đầu tư tăng tỷ lệ sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép cũng gia tăng cơ hội với ngành này.

Nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng đã đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan trong năm 2024
Nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng đã đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan trong năm 2024

Bên cạnh đó, việc Quốc hội đã chính thức thông qua các dự thảo luật: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư; cùng với những nghị quyết, nghị định, thông tư thì thị trường bất động sản kỳ vọng được tháo gỡ khó khăn, giúp phục hồi và tăng trưởng đối với vật liệu xây dựng.

Với những trợ lực quan trọng như vậy, nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng đã đặt kế hoạch kinh doanh nhiều lạc quan.

Đơn cử, như Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã đặt kế hoạch kinh doanh của năm 2024 với mục tiêu 140 nghìn tỷ đồng doanh thu tăng 18%, lợi nhuận sau thuế 10 nghìn tỷ đồng tăng 47% so với năm 2023. Kết thúc quý I/2024, HPG ghi ngận 31 ngìn tỷ đồng doanh thu và 2.800 tỷ đồng lợi nhuận, cao gấp 7 lần cùng kì.

Một doanh nghiệp khác là VICEM cũng công bố kế hoạch năm 2024 với sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker dự kiến tăng 7,7% so với năm 2023 đạt 24,31 triệu tấn. Riêng tiêu thụ xi măng trong nước tăng 5,3%; đạt khoảng 18,57 triệu tấn; Tổng doanh thu gần 30.000 tỷ đồng.

VICEM cũng công bố kế hoạch năm 2024 với sản lượng tiêu thị xi măng và clinker dự kiến tăng 7,7%
VICEM cũng công bố kế hoạch năm 2024 với sản lượng tiêu thị xi măng và clinker dự kiến tăng 7,7%

Với gốm sứ xây dựng, một số doanh nghiệp lại có kế hoạch “thận trọng” hơn. Như Viglacera đã đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất năm 2024 ở mức 13.468 tỷ đồng, giảm 14,5% so với mức mục tiêu của năm 2023. Đơn vị này cũng đặt mục tiêu doanh thu của công ty mẹ năm 2024 là 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 1.100 tỷ đồng, lần lượt giảm 11,3% và 16% so với mức mục tiêu của năm 2023.

Công ty CP Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hoà, tại tài liệu họp ĐHĐCĐ 2024 đã đặt kế hoạch kinh doanh năm 2024 đi lùi so với năm 2023. Theo đó, công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần dự kiến đạt 878,3 tỷ đồng, giảm hơn 80 tỷ đồng với năm 2023. Lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 130 tỷ đồng tương tự như năm 2023.

Có thể thấy, dù có nhiều dấu hiệu phục hồi nhưng về tổng thể, sức tiêu thụ vật liệu xây dựng vẫn chậm so với cùng kỳ các năm trước. Dự báo cho thấy, ngành vật liệu xây dựng phải từ quý II/2024

Không phải một sớm một chiều

Nhiều nhận định cho rằng tình hình kinh doanh năm 2024 sẽ được cải thiện hơn nhưng chắc chắn vẫn chưa thể hết khó. Dòng vốn kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn cũng kéo theo việc tiếp cận dự án đầu tư công bị hạn chế.

TS. Nguyễn Duy Phương, Giám đốc phân tích tài chính DGCapital nhìn nhận, sự phục hồi của thị trường bất động sản và đầu tư công trong năm nay được các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng đang trông cậy. Tuy nhiên, ông Phương cho hay, cả hai điều này không dễ có trong “một sớm một chiều”. Vì vậy, dù có triển vọng tích cực song thách thức cũng không nhỏ.

PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, Khoa Vật liệu xây dựng (Đại học Xây dựng Hà Nội)
PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, Khoa Vật liệu xây dựng (Đại học Xây dựng Hà Nội)

Ở góc độ vĩ mô, PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, Khoa Vật liệu xây dựng (Đại học Xây dựng Hà Nội) cho rằng, phải nhanh chóng hoàn thiện chính sách nhằm tạo cơ chế thông thoáng cho ngành bất động sản phục hồi và tăng trưởng. Một trong những vướng mắc lớn nhất của thị trường hiện nay là vấn đề pháp lý, do vậy, theo PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, cơ quan quản lý cần tháo gỡ những nút thắt về pháp lý, từ đó “mở cửa” cho những dự án đang triển khai dở dang và thúc đẩy ngành nghề liên quan trực tiếp là vật liệu xây dựng.

Bên cạnh đó, để doanh nghiệp có thể tồn tại và vượt qua giai đoạn khó khăn và phát triển bền vững, đầu tiên theo ông phải có cơ chế, hành lang pháp lý phù hợp và cũng phải có tính “lâu dài, bền vững” theo thị trường.

Để doanh nghiệp có thể tồn tại và vượt qua giai đoạn khó khăn và phát triển bền vững, đầu tiên theo ông phải có cơ chế, hành lang pháp lý phù hợp và cũng phải có tính “lâu dài, bền vững” theo thị trường.
Để doanh nghiệp có thể tồn tại và vượt qua giai đoạn khó khăn và phát triển bền vững, đầu tiên theo ông phải có cơ chế, hành lang pháp lý phù hợp và cũng phải có tính “lâu dài, bền vững” theo thị trường.

Về phía doanh nghiệp, trước mắt tập trung mạnh vào việc xoay trục như chuyển hướng sang các đối tượng bán lẻ dân dụng. Đồng thời, tập trung hương tới các dự án đầu tư công như dự án đường cao tốc, sân bay. Về trung và dài hạn, trong xu hướng chung của thế giới về phát triển công trình hiệu quả tiết kiệm năng lượng tài nguyên thì doanh nghiệp cần chuyển đổi, đầu tư đổi mới công nghệ ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, ứng dụng sản xuất các vật liệu xây dựng mới, thân thiện với môi trường.

Nhóm phân tích của Công ty chứng khoán MBS dự báo tăng trưởng lợi nhuận ròng nhóm ngành vật liệu xây dựng trong năm 2024 có mức độ tăng trưởng là 40% và đến 2025 là 46% song điểm rơi lợi nhuận chủ yếu sẽ vào quý III và quý IV do nền thấp của năm 2023. Con số này cho thấy, động lực tăng trưởng của doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng trong năm 2024 là có nhưng sẽ đến muộn. Do đó, các chuyên gia cho rằng rất cần nhiều giải pháp đồng bộ để giúp doanh nghiệp ngành hàng này thoát khó, qua đó góp phần vào phát triển nền kinh tế nói chung.

Đánh giá của Bộ Xây dựng nhìn nhận lĩnh vực vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đóng góp mỗi năm khoảng 6,5-7% GDP cả nước. Nhưng do khó khăn chung của thị trường đã kéo theo sự giảm sút của ngành hàng này. Đơn cử như năm 2023 sản lượng mặt hàng gạch ốp lát giảm 15% đạt khoảng 386 triệu m2, sản lượng tiêu thụ giảm 25% ở mức 291 triệu m2 so với năm trước; có 8 dây chuyền sản xuất xi măng đã phải dừng hoạt động trên cả nước…

Ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty TNHH VietGo
Ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty TNHH VietGo

Do vậy, ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty TNHH VietGo cho rằng, dù có những khó khăn về trọng lượng khi xuất khẩu nhưng cơ hội xem xét đẩy mạnh xuất khẩu từ các thị trường nước ngoài là không nhỏ. Ông ví dụ các doanh nghiệp Việt có thể tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản. Ông Việt cho rằng, thế giới luôn có những nhu cầu nhất định về các mặt hàng trong đó có vật liệu xây dựng và quan trọng là doanh nghiệp ngành cần tìm ra và định hướng để nắm bắt các cơ hội.

Nhiều chuyên gia cho rằng ngành vật liệu xây dựng có thể tăng tốc trở lại và dự kiến có thể quý III/2024 nhu cầu mới tăng cao khi thị trường bất động sản được dần phục hồi nhờ các chính sách được triển khai thời gian qua.

Ngoài ra, dòng vốn FDI đang là điểm sáng với mức tăng trưởng rõ rệt về sản lượng đăng ký mới trong năm 2023. Đây cũng là điểm nhấn là cơ hội để các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng thêm cơ hội hưởng lợi từ việc xây dựng nhà máy cho các công ty toàn cầu trong tương lai./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

Longform
kinhdoanhvaphattrien.vn | 06/05/2024