ISSN-2815-5823
Trần Ngọc Đức
Thứ tư, 16h09 03/07/2024

VRG: Tập đoàn kinh tế nông nghiệp lớn nhất Việt Nam

(KDPT) - Với vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (VRG) là ông lớn ngành cao và cũng là tập đoàn kinh tế nông nghiệp quy mô lớn nhất Việt Nam.

Tổng quan về Tập đoàn VRG

Căn cứ vào Quyết định 248/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Quyết định số 249/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (VRG) đã chính thức được thành lập.

Đến năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn rồi ra quyết định 38/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam từ năm 2012-2015.

VRG có tiền thân là Tổng Công ty Cao su Việt Nam ra đời năm 1995. Từ năm 2006, đã chuyển đổi từ mô hình Tổng Công ty Nhà nước sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

VRG: Tập đoàn kinh tế nông nghiệp lớn nhất Việt Nam - ảnh 1

Sau đó, năm 2010, được chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV với chủ sở hữu là nhà nước. Năm 2018, tập đoàn thực hiện IPO rồi chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Theo đó tên gọi của Tập đoàn VRG là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP.

Là tập đoàn kinh tế nông nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam khi vốn điều lệ đạt 40.000 tỷ đồng, Tập đoàn VRG hiện nay đang quản lý hơn 410.000 ha cao su ở trong nước và quốc tế, trong đó hơn 87.000 ha tại Campuchia, gần 30.000 ha tại Lào và gần 300.000 ha diện tích cao su ở trong nước.

VRG sản xuất trung bình 320.000 tấn cao su các loại hàng năm. Dù chỉ chiếm 30% diện tích và sản lượng cao su của cả nước nhưng tập đoàn vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến ngành cao su của Việt Nam theo hướng phát triển bền vững. Dù gặp nhiều khó khăn ở thời dịch bệnh năm 2020 và ảnh hưởng xấu của thời tiết nhưng VRG đã đặt hái được những kết quả nổi bật nhờ sự nỗ lực, đoàn kết và quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên.

Doanh thu năm 2020 của công ty đạt 21.171,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 5.230,2 tỷ đồng, tăng 6,9% và 36,4% tương ứng so với thực hiện của năm 2019.

Các ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn VRG

  • Ngành nghề kinh doanh chính

VRG chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh như trồng, chế biến kinh doanh cao su, chế biến công nghiệp cao su và gỗ nhân tạo. Ngoài ra, cũng đầu tư kinh doanh các khu công nghiệp trên đất cao su, chuyển đổi theo quyền sử dụng đất.

  • Ngành nghề liên quan phục vụ trực tiếp cho lĩnh vực chính

Không chỉ đầu tư tài chính và kinh doanh vốn Nhà nước, Tập đoàn VRG còn tổ chức nghiên cứu và tư vấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm từ cây rừng trồng và cây cao su.

Ngoài ra, VRG còn hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh được chấp nhận bởi Thủ tướng Chính phủ khi nắm giữ một số phần trăm vốn điều lệ nhất định tại các công ty liên kết, công ty con và tổng công ty./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 07/07/2024