Doanh nghiệp đẩy mạnh các tiêu chuẩn xanh cho ngành lương thực, thực phẩm
Bộ tiêu chuẩn xanh cho ngành lương thực, thực phẩm
Hiện nay, ESG đang dần trở thành một trong những thước đo tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững của doanh nghiệp, ba khía cạnh "môi trường - xã hội - quản trị" của ESG là trọng tâm của đầu tư bền vững và ESG được xem là chìa khóa phát triển mạnh mẽ và dài hạn trong mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, bộ tiêu chuẩn ESG này còn khá mới với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Năng lượng xanh, sản xuất xanh, tăng trưởng xanh là yếu tố quan trọng trong việc tăng chỉ số ESG để giúp doanh nghiệp phát triển tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu.
Về tiêu chí đối với sản phẩm xanh, đó là sản phẩm đáp ứng 4 tiêu chí, gồm: sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn cho môi trường và sức khỏe thay thế sản phẩm độc hại, sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì), sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe.
Doanh nghiệp nỗ lực trong việc "xanh hóa" thực phẩm. (Ảnh minh họa) |
Trên thế giới, áp dụng ESG đang là xu hướng của các doanh nghiệp. Hiện, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã và đang tiếp tục nỗ lực trong việc giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm xã hội, nhằm đáp ứng các tiêu chí ESG.
Năng lượng xanh, sản xuất xanh, tăng trưởng xanh là yếu tố quan trọng trong việc tăng chỉ số ESG để giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu.
Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực, Thực phẩm TP.HCM cho biết: "Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm đã và đang tiếp tục nỗ lực trong việc giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm xã hội, nhằm đáp ứng các tiêu chí ESG đang ngày càng trở nên quan trọng trong mắt nhà đầu tư và người tiêu dùng, khi họ sẽ nhìn vào chỉ số và báo cáo ESG để thể hiện thái độ và có những quyết định về hành vi đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp".
Còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải pháp khắc phục
Không nằm ngoài xu hướng áp dụng ESG của các doanh nghiệp trên toàn cầu, những mục tiêu nhằm tăng cường sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp ở Việt Nam đang dần được cụ thể hóa. Thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi trong tư duy quản trị về phát triển bền vững và đưa ESG vào trong chiến lược kinh doanh.
Việc tăng chỉ số ESG sẽ giúp doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn chuyển đổi xanh. (Ảnh minh họa) |
Các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như ngành hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống từng bước thực hiện phát triển bền vững như sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, quan tâm đến phát triển kinh tế địa phương, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng và đặc biệt tập trung vào sản suất sản phẩm xanh và sản phẩm được gắn nhãn xanh bởi tổ chức uy tín trong nước.
Trong đó, sản phẩm xanh là sản phẩm đáp ứng 4 tiêu chí gồm: Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn cho môi trường và sức khỏe thay thế sản phẩm độc hại, sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì và sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ). Tuy nhiên việc phát triển ESG của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.
Tại Hội thảo "ESG - Tiêu chuẩn xanh cho ngành lương thực, thực phẩm", ông Trần Phú Lữ - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) chia sẻ: "Thành phố luôn nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hoạt động xuất khẩu, phục hồi kinh tế và thúc đẩy phát triển 4 ngành công nghiệp chủ lực trọng điểm trong giai đoạn 2022-2026 bao gồm cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực thực phẩm; hóa dược - cao su, cùng đồng hành cùng doanh nghiệp để tìm ra giải pháp vượt qua khó khăn, cùng phát triển...
Do vậy, trong thời gian tới cần nỗ lực hơn trong việc triển khai các nội dung hữu ích đến các doanh nghiệp về xu thế ESG toàn cầu cũng như mức độ ảnh hưởng và chiến lược chính cho ngành thực phẩm thực hiện ESG; công cụ hỗ trợ doanh nghiệp kiểm kê khí nhà kính và xuất báo cáo; giải pháp tối ưu hóa quy trình vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng một cách bền vững thông qua các chứng chỉ carbon, ESG; bao bì thực phẩm xanh, thân thiện với môi trường", ông Lữ cho hay.
Cùng với đó, Chính phủ cần có những trợ lực nhất định đặc biệt trong giai đoạn đầu khi thực hiện các quy định bắt buộc về kiểm kê phát thải nhà kính. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có các cơ chế khuyến khích, các ưu đãi về thuế với hàng hóa, dịch vụ được sản xuất theo phương thức carbon thấp.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng công cụ hỗ trợ doanh nghiệp kiểm kê khí nhà kính và xuất báo cáo; giải pháp tối ưu hóa quy trình vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng một cách bền vững thông qua các chứng chỉ carbon, ESG; thúc đẩy phát triển ngành sản xuất bao bì thực phẩm xanh, thân thiện với môi trường./.