Gamuda City - Từ vùng đất trũng ngập nước đến khu đô thị xanh hiện đại
10 năm cải tạo “rốn nước”
Vài thế kỷ trước, Yên Duyên, Sở Thượng là những làng cổ thuộc xá Yên Sở xưa, vốn nức danh bởi nghề nuôi cá. “Nhất thả cá, nhì gá bạc”, tận dụng vùng đất trũng diện tích mặt nước lớn, nhà nào ở đây cũng có ao cá. Nghề thả cá đã mang lại sự sung túc cho người dân ở đây. Theo quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa, hơn 20 năm trước, nơi đây biến thành “rốn nước” của thành phố bị ô nhiễm và hoang hóa.
Năm 2000, Tập đoàn Gamuda Berhad, Malaysia bắt đầu mở rộng thị trường ra khu vực và thị trường Việt Nam được nhắm đến với nhiều tiềm năng. Tập đoàn Gamuda Berhad được thành lập từ năm 1976, hoạt động trong các lĩnh vực: Bất động sản, đường sắt, công trình biển, xây dựng đường cao tốc, đường hầm, hệ thống giao thông công cộng và các công trình kỹ thuật thủy điện, xử lý nước thải.
Công viên Yên Sở với diện tích 323 ha, là công viên đô thị lớn nhất Việt Nam do Gamuda Land xây dựng trên rốn ngập nước cũ của Hà Nội. |
Một ký kết giữa UBND TP. Hà Nội và Tập đoàn Gamuda Berhad chính thức đánh dấu sự đặt chân của tập đoàn này vào Yên Sở. Với một tập đoàn nước ngoài lần đầu gia nhập thị trường, quyết định chọn vùng trũng Yên Sở của Gamuda để triển khai khu đô thị được coi là mạo hiểm. Để giải quyết bài toán ô nhiễm của vùng, Gamuda đã bắt tay vào cải tạo, nạo vét và làm sạch nước 5 cụm hồ quanh khu vực công viên Yên Sở. Năm 2009, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở được khởi công với công suất xử lý lên tới 200.000m3/đêm, mục tiêu đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải của lưu vực sông Kim Ngưu và sông Sét.
Chiều 04/4/2014 trở thành dấu mốc với người dân Yên Sở khi công viên Yên Sở chính thức cắt băng khánh thành và mở cửa miễn phí đón khách. Với hệ sinh thái đa dạng và diện tích 102 ha, công viên Yên Sở được coi là lá phổi xanh lớn nhất thành phố và trở thành điểm đến thu hút ở phía Nam. Viện kiến trúc cảnh quan Malaysia (ILAM) đã trao giải thưởng cao quý nhất về kiến trúc cảnh quan cho công viên.
Vươn mình thành khu đô thị xanh nổi bật
Song song với cải tạo vùng đất, Gamuda Land bắt tay vào xây dựng khu đô thị Gamuda City. Với tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD cho toàn bộ dự án, Gamuda City được xây dựng với mục tiêu trở thành Khu đô thị mang tầm quốc tế, gồm 4 phân khu chính: Công viên Yên Sở, 2 khu dân cư Gamuda Lakes và Gamuda Gardens và khu thương mại Gamuda Central. Tại thời điểm đó, chưa có khu đô thị nào sở hữu được hệ thống hồ điều hòa rộng lớn, hệ thống xử lý nước thải hiện đại và tạo dựng được không gian sống thân thiện với tự nhiên như Gamuda City.
Khu đô thị Gamuda Garden với mật độ 50% diện tích dành cho cây xanh. |
Là nhà phát triển bất động sản theo hướng kiến tạo khu đô thị xanh và kiên tâm hướng đến sự phát triển bền vững, trao cho người dùng những giá trị thật, Gamuda City được ví như giải tỏa "cơn khát" sống xanh cho nhiều người dân đô thị. Mật độ xây dựng ở Gamuda Garden - 1 trong 4 phân khu của Gamuda City chỉ có 50% diện tích toàn dự án. 50% diện tích còn lại được bao phủ bởi cây xanh nhằm kiến tạo nên không gian sống thoáng đãng, trong lành cho toàn bộ cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó, Gamuda Land tích cực đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy đa dạng sinh học. Theo thống kê, Gamuda City đã trồng hơn 20.000 cây xanh các loại với loài cây gỗ lớn, loài cây bụi và cây trồng chậu nhỏ và trải thảm. Trong đó có nhiều cây gỗ quý, ngoài mục đích làm đẹp khuôn viên còn có tác dụng điều tiết khí hậu và giảm nhiệt độ không khí từ 1-2 độ C. "Lá phổi" này còn có tác dụng lọc bụi và hỗ trợ giảm tiếng ồn, tạo thành quần xã thực vật đặc trưng của khu vực.
Là một nhà kiến tạo có trách nhiệm, Gamuda Land cũng cam kết vận hành kinh doanh theo định hướng bền vững bằng cách ứng phó với sự biến đổi khí hậu và thiết lập các giới hạn phát thải khí CO2. Kế hoạch Xanh Gamuda (Gamuda Green Plan) là một lộ trình toàn diện, thể hiện các mục tiêu hữu hình chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) được thiết lập cho 5-10 năm tới. Lộ trình này cam kết rằng Gamuda Bhd, và các doanh nghiệp con như Gamuda Land, sẽ thực hiện quy trình thi công xây dựng tuần hoàn gồm các phương pháp cụ thể để cắt giảm 30% lượng phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp vào năm 2025 và 45% vào năm 2030.
Giá trị cốt lõi tạo nên thành công cho Gamuda Land tại Malaysia và trên thế giới là việc bảo tồn thiên nhiên. Do đó, chủ đầu tư đã nhạy bén nhìn ra được tiềm năng phát triển bất động sản ngay tại "rốn nước" Yên Sở. Những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình hình thành các dự án trước đây đã mang đến thành công cho Gamuda Land tại Gamuda City mà minh chứng rõ nhất là sự hồi sinh và tái tạo lại vùng đất này./.