ISSN-2815-5823
VIỆT ANH
Thứ ba, 15h00 17/10/2023

Giải pháp công nghệ tăng cường an ninh dữ liệu cho doanh nghiệp Việt Nam

(KDPT) - Thời đại số hóa ngày càng phát triển, việc sử dụng điện toán đám mây (cloud computing) đã trở thành một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Điều này hướng tới cho các doanh nghiệp Việt Nam khả năng đảm bảo an ninh chặt chẽ, an toàn trong hành trình ứng dụng đám mây, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

Điện toán đám mây là lựa chọn tối ưu để thúc đẩy chuyển đổi số

Với điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nhiều công nghệ để có thể đổi mới nhanh hơn và phát triển gần như mọi thứ. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu thập tài nguyên khi cần từ các dịch vụ cơ sở hạ tầng, như điện toán, lưu trữ, và cơ sở dữ liệu, đến Internet of Things, machine learning, kho dữ liệu và phân tích, v.v.

Ảnh minh họa

Chủ doanh nghiệp có thể triển khai các dịch vụ công nghệ một cách nhanh chóng và tiến hành từ khâu ý tưởng đến khâu hoàn thiện nhanh hơn một vài cấp bậc cường độ so với trước đây. Điều này cho phép tự do thử nghiệm, kiểm thử những ý tưởng mới để phân biệt trải nghiệm của khách hàng và chuyển đổi doanh nghiệp.

Công nghệ đám mây đang thay đổi cách con người làm việc. Các kỹ năng số có thể làm tăng GDP của khu vực châu Á - Thái Bình Dương lên 934 tỷ USD. Với Việt Nam, nền kinh tế số được hỗ trợ bởi công nghệ đám mây có thể đạt giá trị 57 tỷ USD, chiếm 25-30% GDP. Trong đó, dữ liệu được coi là xương sống. Tất nhiên, đi kèm với đó là yêu cầu về an toàn bảo mật dữ liệu như một ưu tiên hàng đầu.

Tại Việt Nam, Lotte Data Communication Vietnam không chỉ giảm 50% chi phí vận hành mà còn tạo ra kết nối an toàn và bảo vệ DDOS cho khách hàng bằng cách xây dựng các giải pháp API trên AWS. Nhờ đó, Lotte Data Communication Vietnam có thể cung cấp những dịch vụ an toàn, khả dụng cao và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Hoặc như Techcombank là một trong những ngân hàng đã sử dụng giải pháp bảo mật AWS trong cung cấp các dịch vụ cho khách hàng của mình…

Những lo ngại khi dữ liệu có thể bị rò rỉ

Mặc dù đám mây đã giúp dữ liệu trở nên dễ truy cập và lưu trữ hơn nhưng nguy cơ vi phạm cũng tăng lên đáng kể. Các tệp dữ liệu nhạy cảm và thông tin hệ thống là mục tiêu chính trong một cuộc tấn công mạng và việc truy cập vào một trong hai có thể dễ dàng lật đổ toàn bộ tổ chức.

Đứng trước sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường, một số doanh nghiệp đang chuyển đổi sang mô hình công nghệ số, do đó, nhu cầu lưu trữ file đang ngày càng trở nên cần thiết buộc doanh nghiệp phải tìm cách ứng dụng điện toán đám mây vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nền tảng đám mây hiện tại mà doanh nghiệp đang sử dụng được cung cấp miễn phí bởi những doanh nghiệp nước ngoài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thất thoát, rò rỉ dữ liệu, đem tới nhiều lo lắng cho doanh nghiệp.

Có thể thấy, mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi chuyển dữ liệu lên “đám mây” chính là vấn đề mất hay rò rỉ dữ liệu. Việc lựa chọn nhà cung cấp giải pháp đám mây uy tín, tận tâm sẽ có thể giảm thiểu những lo lắng đó một cách hiệu quả.

Giải pháp khắc phục những khó khăn khi dùng điện toán đám mây

Đám mây là giải pháp quan trọng trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về vấn đề an ninh bảo mật dữ liệu.

Chia sẻ trong buổi tiếp xúc với báo giới Việt Nam mới đây, bà Kimberly Dickson, Kiến trúc sư bảo mật cấp cao tại Amazon Web Services (AWS), cho biết điện toán đám mây là lựa chọn tối ưu để tăng tốc chuyển đổi số. Vị chuyên gia này nhận thấy, khó khăn thách thức không nằm ở mặt kỹ thuật mà là cách nhìn nhận về vấn đề an ninh bảo mật. Theo chuyên gia này, có 3 yêu cầu cốt lõi khách hàng đặt ra khi ứng dụng đám mây.

Chuyên gia cấp cao tại Amazon Web Services (AWS) - bà Kimberly Dickson.

Thứ nhất, doanh nghiệp hiểu rõ chìa khóa thành công trên đám mây là đảm bảo an toàn và an ninh bảo mật là công cụ tối ưu hóa. Với những hoạt động an ninh bảo mật mạnh mẽ, doanh nghiệp sẽ yên tâm hơn khi phát triển và mở rộng quy mô cũng như sử dụng đám mây một cách an toàn để phục vụ khách hàng.

Thứ hai là vấn đề tối ưu hóa chi phí đầu tư vào an ninh bảo mật. Sự tối ưu hóa này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, không chỉ chi tiêu cho an ninh bảo mật mà còn là cách sử dụng nguồn lực, nhân tài của công ty.

Thứ ba, khách hàng cũng yêu cầu giải pháp nâng cao năng lực an ninh bảo mật không chỉ dành cho nội bộ tổ chức, các nhân viên bảo mật của tổ chức mà cho cả thị trường.

Để giúp khách hàng khai thác những cơ hội kinh tế từ đám mây và dữ liệu một cách an toàn, AWS cung cấp các giải pháp có thể triển khai và mở rộng bảo mật với mô hình chia sẻ trách nhiệm với khách hàng của mình. Theo đó, AWS chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho hạ tầng đám mây cũng như các dịch vụ mà AWS cung cấp cho khách hàng sử dụng. Khách hàng sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các biện pháp bảo mật các ứng dụng và tải công việc của họ, bao gồm cả bảo mật truy cập và mã hóa dữ liệu họ lưu trữ và xử lý trên đám mây AWS.

Chuyên gia bảo mật AWS khuyến nghị các doanh nghiệp cần có chiến lược bảo mật phù hợp, vừa đảm bảo hoạt động sáng tạo và tăng trưởng, vừa đảm bảo quy trình bảo mật. Bảo vệ dữ liệu là một ưu tiên hàng đầu. Bằng cách đảm bảo dữ liệu an toàn thông qua xác thực đa yếu tố, các doanh nghiệp có thể thực hiện những bước đầu tiên trong việc bảo mật cho chính mình.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 04/12/2024