Hành trình lập nghiệp

Trong một lần trao đổi với chúng tôi về những bước đi của mình trong con đường lập nghiệp và những định hướng để được đóng góp ngày càng nhiều cho doanh nghiệp thép của mình và lớn hơn là góp cho ngành thép Việt Nam có một tầm cao mới trong bản đồ thép thế giới và khu vực, doanh nhânĐặng Việt Bách nói rằng “Trong công việc ngoài niềm tin yêu, năng khiếu, sở trường thì người doanh nhân phải có được nền móng về trí thức và lớn hơn là chân lý cho con đường đi của mình. Tôi đã từng được đọc cuốn sách suy niệm mỗi ngày của LevTolstoy đã nói rất đúng về chân lý “Đừng tin bất cứ điều gì mà chỉ dựa vào lời nói của ai đó. Hãy suy nghĩ và phân tích mọi sự, rồi chấp nhận những điều được trí tuệ của bạn phê chuẩn. Để sống một cuộc sống tốt, hãy sống bằng sự thật, và tìm kiếm sự hướng dẫn từ những vị hiền nhân sống trước bạn. Chân lý đến với bạn nếu bạn dung trí tuệ của mình. Nếu bạn muốn biết chân lý, hãy tự giải phóng mình ra khỏi mọi ý tưởng về lợi lộc cá nhân, hãy làm quyết định của bạn.

Mọi người đang tìm kiếm chân lý, việc này nhắc tôi nhớ về người nông dân. Nhiệm vụ chính yếu của họ là chọn lựa chân lý, như một nông dân chọn những hạt giống tốt nhất của mình, và rồi trồng chân lý này vào trong linh hồn, như người nông dân trồng những hạt giống của mình. Những từ ngữ là những dụng cụ chủ yếu của bạn. Từ nhận thức về chân lý như vậy tôi đã bước đi trên con đường lập nghiệp và để được trở thành một nhà kỹ trị như hôm nay tôi đã xác lập được một chân lý rõ ràng cho đường đi của mình đó là phải thực hiện từng việc của mình dù là nhỏ nhất phải có một tư duy logic, đảm bảo tính hệ thống chuyên nghiệp từ đầu đến cuối, phải đảm bảo được tính ứng dụng cao vào thực tế, đảm bảo công việc mình làm phải phù hợp với các điều luật, phải thượng tôn pháp luật, xây dựng định hướng chiến lược bằng trí tuệ và nội lực của chính mình. Đó cũng là những yếu tố tạo lên một chân lý trong điều hành công việc và thành công trong sự nghiệp của mình".

Nhìn lại hành trình bước vào lập nghiệp để thành công như ngày hôm nay của Đặng Việt Bách đã cho thấy anh đã thực hiện đúng cho khát vọng của mình từ những chân lý đó.


Ông Đặng Việt Bách – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Luyện thép Cao cấp Việt Nhật đón nhận danh hiệu Tiến sỹ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (World Records University – WRU) – Trực thuộc Liên minh Kỷ lục Thế giới (Worldkings) với nội dung: “Người tiên phong nghiên cứu xây dựng quy trình khép kín từ sản xuất phôi thép ra cán thép, trên dây chuyền tự động hóa đồng bộ với công nghệ thân thiện với môi trường tại khu liên hợp Luyện – Cán thép cao cấp Việt – Nhật”.

Tôi luyện từ Thép

Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa, Đặng Việt Bách đã bước chân vào hành trình lập nghiệp của mình với những sáng tạo ở nhiều vị trí công tác quan trọng với vai trò là người đứng đầu phụ trách. Ở mỗi công trình với lĩnh vực phụ trách của mình Đặng Việt Bách luôn để lại những dấu ấn trong việc điều hành công việc của mình là đổi mới không ngừng, ứng dụng khoa học công nghệ và những xu thế tiên tiến trong ngành để công việc thu được những kết quả tốt nhất, giảm chi phí cao nhất cùng với những chuyển đổi về phương thức điều hành, phương thức giám sát có tầm vĩ mô nhưng được đi lên từ những phần vi mô trong mỗi dự án, dây chuyền, phần việc cụ thể. Ngay từ những ngày bước vào trong hành trình lập nghiệp của mình cùng với tâm huyết luôn đổi mới không bị lạc hậu, bắt kịp xu thế thời đại làm một hành trang luôn bên mình của Đặng Việt Bách. Từ dự án cải tạo nâng cấp hệ thống truyền động cụm cán 280 ( theo công nghệ Đức ở nhà máy Luyện Cán thép Gia Sàng – công ty Gang Thép Thái Nguyên) sử dụng thiết bị tự động hóa PLC của GE Furnace vào điều khiển truyền động để nâng cao năng suât và kiểm soát tiêu hao thép thành phẩm đã ghi dấu ấn đậm nét của Đặng Việt Bách trong việc ứng dụng KHCN kịp thời hiệu quả mang lại kết quả to lớn trong việc chuyển đổi kiểu sản xuất thép theo cách cũ sang ứng dụng KHCN tạo ra hiệu ứng tích cực trong kiểm soát tiêu hao thành phẩm. Với dự án này Đặng VIệt Bách đã được giới chuyên môn và các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao.

Tiếp nối thành công này hàng chục dự án công trình không chỉ trong ngành thép mà ở nhiều dự án ngoài ngành thép Đặng Việt Bách đã trở thành người kết nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và công nghệ tiên tiến. Như dự án xây dựng giai đoạn 1 nhà máy sản xuất clinke và xi măng thuộc công ty CP Hữu nghị Việt Trì; dự án cung cấp gói giải pháp tự động hóa ở công ty Bia Heniger Vĩnh Phúc, dự án dây chuyền chiết chai, lon ở công ty bia Đại Việt Thái Bình; dự án cải tạo nâng cấp số hóa các máy ép phun nhựa cho ra nhựa thành phẩm tại các nhà máy sản xuất. Công ty Nhựa Tiền Phong Hải Phòng, Công ty Nhựa Phong Nam, Công ty Nhựa Hoàng Sơn, Công ty CP Bao Bì Vĩnh Phúc, …

Nhưng để tôi luyện về sức sáng tạo tầm nhìn của nhà kỹ trị Đặng Việt Bách là được tôi luyện và định vị thương hiệu của mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đầu tư chiến lược của ngành thép Việt Nam. Có thể nói Đặng Việt Bách đã có mặt và đóng góp vào sức tăng trưởng vào rất nhiều doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam từ bé đến lớn và ở mỗi dự án đó dấu ấn của Đặng Việt Bách ngày càng rõ nét, ghi được những ấn tượng tốt đẹp về trình độ, hàm lượng chất xám , ứng dụng tối ưu những công nghệ mới cho mỗi dự án, công trình và từ đó góp phần vào sức tăng trưởng thậm chí tăng trưởng ngoại mục cho các doanh nghiệp sản xuất thép này, góp phần đáng kể vào chất lượng uy tín của thép Việt Nam trên bản đồ thép quốc tế.

Điều đáng nói ở đây không chỉ tinh thông trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất thép mà Đặng Việt Bách còn khẳng định tư duy chiến lược của một nhà kỹ trị khi đàm phán với các đối tác trong nước và nước ngoài bởi tầm hiểu biết và một tư duy logic phù hợp với xu thời và có tính thực tiễn cao. Với vai trò là thuyền trưởng của công ty CP thép Việt Nhật hiện nay, sau những sóng gió lại càng tôi luyện cho Đặng Việt Bách đưa con thuyền thép Việt Nhật vượt qua sóng lớn đến những bến bờ.

Những trăn trở

Khi trao đổi với chúng tôi gần như TS, Doanh nhân Đặng Việt Bách không nói nhiều về mình chỉ nói về những điều đang trăn trở để cống hiến nhiều hơn nữa cho ngành thép Việt Nam nói chung và lớn hơn là góp phần nhiều hơn cho đất nước Việt Nam của chúng ta. Anh tâm sự: "Tôi nhận thức được rằng, sản xuất thép là ngành công nghiệp nặng quan trọng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Những công trình xây dựng ngày càng nhiều, đòi hỏi về cả tính thẩm mỹ và kết cấu chắc chắn nên chất lượng thép và kỹ thuật – công nghệ sản xuất phải luôn được nâng cao phát triển cùng với những yêu cầu đó của thị trường. Đặc biệt từ năm 2010, khi các sản phẩm hàng hoá xuất – nhập khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Phillippin, Thái Lan, Campuchia… đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và bảo vệ môi trường, tôi đã xác định đó là xu hướng bắt buộc và định hình cho sự phát triển doanh nghiệp của mình: “Phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ môi trường. Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp, còn văn hóa doanh nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, tôi luôn đi đầu tiên phong và định hướng cho CBCNV của VJS Group với khẩu hiệu: "WE ARE STEEL" - mỗi cán bộ nhân viên của VJS Group luôn ý thức được vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển của tập đoàn. Luôn chuyên nghiệp, bài bản từ cơ sở vật chất đến thái độ, kĩ năng chuyên môn. Nhiệt huyết như “dòng thép nung”, tận tâm xây đắp không ngừng. Trách nhiệm, trung thực với đối tác, chất lượng của công trình".

Bài viết này có thể chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” về một con người, một doanh nhân chân chính, một nhà kỹ trị đã được tôi luyện lớn lên và vững vàng trong ngành thép ở Việt Nam. Nhưng bài viết cũng đã phần nào định vị về một Con Người biết sống đúng, biết sáng tạo không ngừng và hơn nữa là biết đặt mình vào tâm thế của một người cống hiến cho một xứ mệnh lớn lao đó là góp phần nhỏ bé của mình xây lên một nước Việt Nam hùng cường, không nhỏ bé trong một tương lai gần.