Thị trường việc làm CNTT có sự cạnh tranh cao đi kèm với mức thu nhập hấp dẫn.
Thị trường việc làm CNTT có sự cạnh tranh cao đi kèm với mức thu nhập hấp dẫn.

Kỹ sư điện toán đám mây

Điện toán đám mây đang trở nên phổ biến trong các công ty và tổ chức công nghệ, dẫn tới kỹ năng yêu cầu để trở thành một kỹ sư điện toán đám mây dần dần có giá trị trong ngành công nghệ. Điều này có nghĩa là làm việc với các hệ thống dựa trên đám mây là công việc rất có tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ.

Kỹ sư đám mây phụ trách giám sát hệ thống dựa trên đám mây của một tổ chức, phát triển và áp dụng các ứng dụng đám mây, tích hợp các ứng dụng hiện hành vào đám mây. Những ứng viên nên có kinh nghiệm xử lý các lỗi cloud stack, bảo vệ ứng dụng trong đám mây, sáng tạo các giải pháp dựa trên đám mây.

Các kỹ sư cũng cần có kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, hiểu biết về SysOps, Azure, AWS, GCP và CI/CD. Ngoài ra, còn cần kỹ năng mềm như giao tiếp tốt, khả năng cộng tác, kỹ năng quản lý khách hàng. Vị trí yêu cầu bằng cử nhân khoa học máy tính hoặc lĩnh vực liên quan có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, ưu tiên các ứng viên sở hữu các chứng chỉ như AWS Certified Cloud Practitioner, Google Cloud Professional và Microsoft Certified: Azure Fundamentals.

Hỗ trợ khách hàng

Đối với các doanh nghiệp dịch vụ, hỗ trợ khách hàng (help desk) là một phần quan trọng. Nhân viên hỗ trợ khách hàng cần có kỹ năng mềm và kỹ thuật phù hợp để xử lý bước đầu các khó khăn của khách hàng.

Vị trí này có thể chia làm 3 cấp tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm, kỹ năng, bằng cấp và chứng chỉ

Lập trình viên cơ sở dữ liệu

Lập trình viên cơ sở dữ liệu phụ trách phát triển và duy trì máy chủ mới, xác định các nhu cầu của doanh nghiệp để hiểu rõ hơn các yêu cầu công nghệ và sửa lỗi máy chủ. Các ứng viên cần có kinh nghiệm xử lý các vấn đề của cơ sở dữ liệu, nắm bắt các phương pháp hay nhất, xác định những yêu cầu của người dùng front-end. Họ nên có kinh nghiệm với cơ sở dữ liệu NoSQL, Oracle Database, hạ tầng Big Data. Vị trí thường yêu cầu bằng cử nhân khoa học máy tính hay lĩnh vực liên quan và có từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm lập trình viên cơ sở dữ liệu.

Quản trị viên hệ thống mạng và máy tính

Quản trị viên hệ thống mạng và máy tính phụ trách xử lý các hoạt động hàng ngày của mạng lưới máy tính trong doanh nghiệp. Các chuyên gia này thường có bằng cử nhân khoa học máy tính, hiểu biết về giao thức LAN/WAN, phần mềm, phần cứng.

Nhân sự mất nhiều thời gian để xử lý các vấn đề về mạng và máy tính, sẵn sàng có mặt mọi lúc mọi nơi trong trường hợp khẩn cấp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhà phát triển phần mềm

Nhà phát triển phần mềm là một cá nhân hay một tổ chức có liên quan đến các vấn đề trong quá trình phát triển phần mềm ở mức cao hơn việc chỉ thiết kế và viết mã, là khái niệm rộng hơn phạm vi lập trình máy tính hay quản lý dự án, bao gồm cả nhiều vấn đề quản lý sản phẩm phần mềm.

Đối tượng này có thể tác động bao quát cả dự án ở mức ứng dụng thay vì mức thành phần hay những tác vụ lập trình riêng lẻ. Các nhà phát triển phần mềm thường được chỉ đạo bởi những lập trình viên lãnh đạo cũng như bao gồm cả những nhà phát triển phần mềm tự do.

Kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm là những người tạo ra các sản phẩm phần mềm và hệ thống trên máy tính.

Họ thường có tầm nhìn tổng quát và kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành cũng như các kĩ thuật ứng dụng toán học, khoa học, thiết kế. Nhiệm vụ chính của họ nói đơn giản là tìm hiểu nhu cầu của người dùng, khách hàng và so sánh với nguồn lực của công ty để thiết kế ra những phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

Kỹ sư bảo mật mạng lưới

Kỹ sư bảo mật mạng lưới có nhiệm vụ triển khai và bảo trì mạng WAN, LAN, kiến trúc máy chủ. Họ sẽ giúp tổ chức của mình đi đúng hướng bằng cách thực thi các chính sách bảo mật mạng lưới, bảo đảm tuân thủ trong toàn bộ doanh nghiệp, đánh giá các nguy cơ bảo mật bên ngoài.

Họ cần phải áp dụng và quản trị phần cứng, phần mềm bảo mật, tìm ra các chính sách bảo mật phù hợp, để mắt đến các xu hướng mới nổi trong công nghệ bảo mật mạng lưới. Thông thường, vị trí này sẽ cần bằng cử nhân liên quan đến công nghệ, có kinh nghiệm cài đặt, giám sát và duy trì các giải pháp an ninh mạng.

Lập trình viên Front – end

Lập trình viên Front – end là người tập trung phát triển phía Client Side, nói một cách đơn giản dễ hiểu là tập trung vào mảng phát triển xây dựng giao diện và trải nghiệm cho người dùng, là người phụ trách phát triển hiển thị và trải nghiệm người dùng cho ứng dụng web. Front – end Developer chính là người quyết định cái nhìn đầu tiên của người dùng về trang web, đồng thời mang lại một trang web dễ dàng thao tác và sử dụng.