ISSN-2815-5823
THÚY KHANG
Thứ bảy, 07h12 05/10/2024

Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Nhật Bản: Đường tới thành công

(KDPT) - Nằm trong khuôn khổ dự án Xây dựng hệ sinh thái đồng sáng tạo giữa Nhật Bản và ASEAN do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản khởi xướng, chương trình “Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch Event 2024” được tổ chức với mục tiêu hỗ trợ đổi mới sáng tạo mở thông qua sự phối hợp giữa startups và các doanh nghiệp lớn từ Việt Nam và Nhật Bản.

Chương trình do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Cơ quan Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đồng tổ chức.

Đây là năm thứ 2 chương trình được tổ chức tại Việt Nam và dự kiến sẽ trở thành sự kiện thường niên. Chương trình có sự đồng hành của các tổ chức quốc tế như Ban Thư ký ASEAN và các đối tác doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam và Nhật Bản.

Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Nhật Bản: Đường tới thành công - ảnh 1

Trong bối cảnh các công ty Nhật Bản đang tăng cường hợp tác chiến lược với các startup đang tăng trưởng nhanh nhằm mục đích kết hợp các đổi mới sáng tạo trong khu vực và cải thiện tính cạnh tranh trong thị trường ASEAN đang không ngừng phát triển, dự án “ASEAN - Japan Co-Creation Fast Track Initiative” đã ra đời, theo sau là chuỗi sự kiện “Fast Track Pitch” đã từng tổ chức thành công tại các nước Đông Nam Á vào năm 2023, thu hút hơn 700 nhà đầu tư, startups, doanh nghiệp lớn và các tổ chức hỗ trợ tham gia. 

Tiếp nối thành công đó, Chương trình “Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch Event 2024” được tổ chức với mục tiêu hỗ trợ đổi mới sáng tạo mở thông qua những phối hợp giữa startups và các doanh nghiệp lớn từ Việt Nam và Nhật Bản. Sáng kiến này đề xuất một dạng hợp tác mới trong khu vực nhằm tạo cơ hội cho đổi mới sáng tạo. Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2024 đưa ra thách thức trong các lĩnh vực: AI, an ninh mạng, thành phố thông minh, nhà máy thông minh.

Chương trình năm 2024 đã thu hút được gần 100 đề xuất giải pháp, sản phẩm có chất lượng tốt từ các quốc gia có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Singapore… Vòng chung kết có sự tham gia của Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki - Cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản kiêm Trưởng Đại diện JETRO tại Singapore, ông Hiroshi Ishikawa và ông Ozasa Haruhiko, Trưởng Đại diện JETRO tại Hà Nội.

Các doanh nghiệp xuất sắc giới thiệu về các giải pháp, sản phẩm và trao giải cho các đề xuất thành công cho các thách thức của NTT Data Vietnam, Phenikaa-X, SMC Manufacturing (Vietnam), Vin Group/Vin AI, Willer Vietnam với các chủ đề liên quan đến chuyển đổi số, thành phố thông minh, an ninh mạng, AI…

Với thách thức đưa ra từ phía NTT Data Vietnam, các doanh nghiệp đã đưa ra rất nhiều giải pháp hiệu quả và ý nghĩa, có tính thực tiễn cao. Trong đó, có 3 doanh nghiệp nổi bật vượt qua những tiêu chí khắt khe từ NTT Data Vietnam để trở thành những đơn vị chiến thắng cuộc thi.

Cụ thể, doanh nghiệp đầu tiên được kể đến là Whale - một công ty cung cấp giải pháp AI cho các nhãn hàng và những đơn vị bán lẻ, nhằm đem lại trải nghiệm đột phá cho khách hàng khi đi mua sắm tại cửa hàng. Whale đưa ra giải pháp sử dụng AI, phân tích video, ASR và phân tích dữ liệu để giúp các nhà bán lẻ tối ưu hóa vận hành, gia tăng tương tác với khách hàng và thúc đẩy doanh số. Thêm vào đó, việc kết hợp AI với những thứ đã sẵn có ở các cửa hàng bán lẻ sẽ giúp đưa ra các gợi ý được cá nhân hóa và gia tăng hiệu quả vận hành. 

Doanh nghiệp thứ hai là Kotozna - một nền tảng AI đa ngôn ngữ đến từ Việt Nam, hỗ trợ chuyển đổi tương tác khách hàng thành doanh số trong lĩnh vực bán lẻ và du lịch - lữ hành. Kotozna cung cấp giải pháp thông minh LaMondo, sử dụng AI sáng tạo để mang đến những trải nghiệm cá nhân hóa, tương tác khách hàng đa kênh thông qua 100 thứ tiếng, kết hợp với hệ thống và dữ liệu sẵn có. 

Cuối cùng là GitAuto - một công ty đến từ Mỹ chuyên viết code tự động. Họ đã tạo ra GitHub để thu thập các vấn đề hàng ngày của người dùng, đẩy lên hệ thống để giúp các nhà quản lý kỹ thuật giải quyết việc chuỗi nguồn, nâng cấp quá trình sửa bugs và mang đến nhiều chức năng tiện nghi cho người dùng.

Chương trình “Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch Event 2024” (Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Nhật Bản) được tổ chức với mục tiêu hỗ trợ đổi mới sáng tạo mở thông qua sự phối hợp giữa startups và các doanh nghiệp lớn từ Việt Nam và Nhật Bản.
Chương trình “Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch Event 2024” (Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Nhật Bản) được tổ chức với mục tiêu hỗ trợ đổi mới sáng tạo mở thông qua sự phối hợp giữa startups và các doanh nghiệp lớn từ Việt Nam và Nhật Bản.

Cùng với thách thức đưa ra từ phía Phenikaa-X, Weavlnsight là một trong số 3 công ty được lựa chọn với việc cung cấp giải pháp nổi trội The WeavPredict, được thiết kế để phát triển trí thông minh và nâng cao mức độ an toàn của các phương tiện tự lái cũng như robot tự vận hành trong cuộc sống. The WeavPredict sử dụng trí thông minh nhân tạo để tạo ra bản đồ toàn cảnh từ những hình ảnh ghi lại bằng camera, nhận biết các vật thể như làn đường, ngõ hẻm, vạch cho người đi bộ và các phương tiện khác. 

VMO là công ty thứ hai có giải pháp đáp ứng được yêu cầu của Phenikaa-X, nổi trội với các giải pháp thông minh đa lĩnh vực, sử dụng trí thông minh nhân tạo để phát triển các nền tảng số như thương mại, y tế, chính phủ, giáo dục và nhiều khía cạnh khác. Khát vọng thấu hiểu doanh nghiệp cũng như tạo ra các giải pháp an toàn và đáng tin cậy là điểm mạnh mà VMO đã và đang phát huy rất hiệu quả, điều này rất phù hợp với yêu cầu từ phía Phenikaa-X.

Prezerv là đơn vị tiên phong đưa ra giải pháp về việc sử dụng AI nhằm tạo ra bản đồ 3D một cách chính xác và tự động, nhằm phát hiện và cung cấp các tiện ích ngầm (dưới lòng đất) dành cho chủ sở hữu tài sản dân sự và năng lượng. Bản đồ 3D của Prezerv giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến chi phí cho các công tác thăm dò năng lượng dưới lòng đất và giảm bớt các tai nạn lao động có thể xảy ra. Với giải pháp này, việc xác định tiện ích ngầm ở các khu vực đất rộng nhanh hơn 100 lần so với phương pháp truyền thống. 

Với thử thách kết hợp từ Phenikaa - X và SMC Manufacturing đưa ra, AIOTEL là giải pháp được lựa chọn, là một công ty chuyên sâu về công nghệ đặc biệt là lĩnh vực Digital Twins (Mô phỏng kỹ thuật số từ một vật thể trong thế giới thực), IoT, 3D,... AIOTEL mang đến TWINVRSE, một nền tảng Digital Twin 4D (Mô phỏng kỹ thuật số từ một vật thể trong thế giới thực) tương tác, tích hợp công nghệ IoT, AI, 3D và XR thành một giải pháp B2B PaaS thống nhất. Nền tảng này cung cấp phân tích dự đoán, hình ảnh hóa nâng cao và giám sát tài sản theo thời gian thực, mang lại những hiểu biết thông minh và phân tích tiên tiến. Nó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện giám sát tài sản và giảm chi phí.

Với thách thức từ SMC Manufacturing đưa ra , Tictag mang đến giải pháp là một nền tảng di động sáng tạo để thu thập, chú thích và quản lý dữ liệu hình ảnh, văn bản hoặc âm thanh giá trị từ cộng đồng, mang tính chính xác cao và hiệu quả tốt.

Viettel Cyber Security đưa ra thử thách ứng dụng công nghệ và AI vào bảo vệ an ninh mạng, Perisai Cybersecurity Defense mang đến giải pháp đổi mới sáng tạo, giúp các doanh nghiệp định hình lại cách thức bảo vệ tài sản số của mình. Với nền tảng Security Orchestration, Automation, and Response (SOAR) sử dụng trí tuệ nhân tạo và machine learning (máy học), phát hiện mối nguy hiểm theo thời gian thực, phản ứng tự động với các tai nạn có thể xảy ra cũng như dự đoán và phân tích dữ liệu một cách tỉ mỉ và chính xác nhất. 

Với thử thách từ Vingroup/Vin AI, Blueqat đã đưa ra giải pháp cho nhu cầu về xử lý và phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng trung tâm dữ liệu tiên tiến để sử dụng kỹ thuật RAG (Retrieval-Augmented Generation), tăng hiệu suất bằng máy tính lượng tử, phân luồng Neural Network theo từng bộ sử lý. Hệ thống này sử dụng model ngôn ngữ hiệu suất cao cùng với trên 8 GPU để xử lý và phân tích nhiều cơ sở dữ liệu.

Theo đó là Lea Bio với giải pháp cho việc dự báo và thông báo nguy hiểm về vấn đề quản lý sức khỏe của người Việt Nam. Hệ thống sử dụng dữ liệu thu thập từ AI để dự báo và đưa ra cảnh báo về các nguy hiểm trong quản lý sức khỏe của người Việt Nam. Qua đó, hệ thống giúp giảm thiểu chi phí chăm sóc sức khỏe của quốc gia và giảm thiểu trường hợp tắc nghẽn trong bệnh viện.

Chương trình năm 2024 đã thu hút được gần 100 đề xuất giải pháp, sản phẩm có chất lượng tốt từ các quốc gia có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Singapore…
Chương trình năm 2024 đã thu hút được gần 100 đề xuất giải pháp, sản phẩm có chất lượng tốt từ các quốc gia có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Singapore…

Nudgyt là công ty thứ ba đã được lựa chọn bởi Vingroup/Vin AI với giải pháp cho yêu cầu hành động nhất định từ AI. Qua việc kết hợp khoa học về hành vi và AI, Nudgyt đã thiết kế các model AI có thể cảm nhận, nghĩ và hành động phù hợp với từng tình huống cụ thể.

Công ty Công nghệ An Vui phát triển các giải pháp hoàn chỉnh cho việc quản lý và vận hành trong ngành vận chuyển và dịch vụ qua các công nghệ tiên tiến.

EMDDI cung cấp nền tảng cho các nhà quản lý với nhiều phần mềm hệ thống. Mỗi hệ thống được sở hữu bởi một đơn vị vận chuyển, có thể tạo và quản lý các dịch vụ công nghệ vận chuyển tương thích với nhiều loại xe và dịch vụ.

ACBIODE phát triển chất xúc tác Plastalyst, là chất xúc tác đầu tiên với khả năng tái chế nhiều loại nhựa thành monomers và methanol. Plastalyst cung cấp sự hiệu quả chuyển đổi cao với nhu cầu pha trong môi trường nước và nhiệt độ là 200°C./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 06/10/2024