ISSN-2815-5823

Toà tháp nghìn tỷ Vicem Tower vẫn “đắp chiếu” trên đất vàng Thủ đô

(KDPT) - Trung tâm điều hành và Giao dịch Xi măng Việt Nam (Vicem Tower) nhiều năm nay vẫn im lìm, nằm “trơ xương” trên mảnh đất vàng đắc địa của Thủ đô.

Trong hơn một năm qua, thị trường bất động sản đã chứng kiến nhiều biến động bất thường, đặc biệt là tình trạng tăng giá mạnh ở cả phân khúc nhà đất lẫn chung cư.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự khan hiếm nguồn cung, khiến giá bất động sản cao cấp tăng vọt. Ngay cả phân khúc trung bình cũng ghi nhận mức tăng từ 20-50%, trong khi nhà ở xã hội và bình dân lại đang thiếu hụt nghiêm trọng.

Tuy nhiên, theo khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu từ thực tế của Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển, nhiều dự án bất động sản, từ các toà tháp, chung cư cho đến nhà thấp tầng, vẫn đang trong tình trạng bị bỏ hoang. Một số dự án gặp phải vướng mắc pháp lý hoặc gặp phải các khó khăn khác chưa thể triển khai nên các dự án đó vẫn chưa đưa sản phẩm ra thị trường để đến được với người dân.

Hệ quả là tài nguyên bị lãng phí, nơi thừa nguồn cung nhưng nơi lại thiếu hụt trầm trọng, tạo ra sự mất cân đối và làm tình trạng khan hiếm nhà ở trở nên nghiêm trọng hơn, cũng là một phần khiến cho giá nhà đang leo thang.

Mời quý độc giả theo dõi bài viết đầu thứ hai trong loạt bài về các dự án, khu đô thị bỏ hoang: "Toà tháp nghìn tỷ Vicem Tower vẫn “đắp chiếu” trên đất vàng Thủ đô" để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng này và những tác động tiêu cực mà nó mang lại cho thị trường bất động sản.

Bài 1: Dự án Hattoco 15 năm "chết đứng" trên đất vàng Hà Nội

Vicem Tower khởi công từ năm 2011 và dự kiến hoàn thành vào năm 2014, nhưng đến nay công trình vẫn chỉ dừng lại ở phần thô, chưa có dấu hiệu tiếp tục hoàn thiện.

Dự án nằm trên đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội có diện tích 8.476 m², với tổng vốn đầu tư ban đầu là 1.952 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh tăng lên 2.743 tỷ đồng.

Theo thiết kế, tòa tháp cao 31 tầng nổi và 4 tầng hầm, với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 80.000 m², cung cấp sức chứa cho 200 chỗ đỗ xe ô tô dưới lòng đất.
Theo thiết kế, tòa tháp cao 31 tầng nổi và 4 tầng hầm, với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 80.000 m², cung cấp sức chứa cho 200 chỗ đỗ xe ô tô dưới lòng đất.
Tọa lạc tại vị trí đắc địa ngay giao điểm của đường Phạm Hùng, phố Mạc Thái Tổ và đường Vành đai 3, tòa tháp Vicem Tower vẫn trong tình trạng thi công dang dở.
Tọa lạc tại vị trí đắc địa ngay giao điểm của đường Phạm Hùng, phố Mạc Thái Tổ và đường Vành đai 3, tòa tháp Vicem Tower vẫn trong tình trạng thi công dang dở.
Công trình mới chỉ dừng lại ở phần thô, không có dấu hiệu tiếp tục xây dựng. Cỏ dại mọc um tùm ở nhiều khu vực, hàng rào xung quanh cũng đã xuống cấp trầm trọng.
Công trình mới chỉ dừng lại ở phần thô, không có dấu hiệu tiếp tục xây dựng. Cỏ dại mọc um tùm ở nhiều khu vực, hàng rào xung quanh cũng đã xuống cấp trầm trọng.
Kề bên tòa nhà Keangnam - biểu tượng của sự phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội, Vicem Tower vẫn “trơ xương” và hoang phế, khiến nhiều người qua đường không khỏi cảm thấy xót xa.
Kề bên tòa nhà Keangnam - biểu tượng của sự phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội, Vicem Tower vẫn “trơ xương” và hoang phế, khiến nhiều người qua đường không khỏi cảm thấy xót xa.
Theo thiết kế ban đầu, Vicem Tower mang dáng vẻ mạnh mẽ và ấn tượng, nhờ lớp vỏ bọc bằng các thanh đá vôi chắc chắn, mang đến một diện mạo vừa uy nghi vừa hiện đại.
Theo thiết kế ban đầu, Vicem Tower mang dáng vẻ mạnh mẽ và ấn tượng, nhờ lớp vỏ bọc bằng các thanh đá vôi chắc chắn, mang đến một diện mạo vừa uy nghi vừa hiện đại.
Công trình này được kỳ vọng sẽ trở thành một biểu tượng mới của sự phát triển đô thị, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao diện mạo và giá trị của khu vực.
Công trình này được kỳ vọng sẽ trở thành một biểu tượng mới của sự phát triển đô thị, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao diện mạo và giá trị của khu vực.
Tuy nhiên, sau cả thập kỷ trôi qua, người dân nơi đây chỉ còn thấy một tòa tháp thô sơ, nằm “đắp chiếu” trên con đường Phạm Hùng, không chỉ khiến họ thất vọng mà còn đặt ra câu hỏi về hiệu quả và tính khả thi của dự án.
Tuy nhiên, sau cả thập kỷ trôi qua, người dân nơi đây chỉ còn thấy một tòa tháp thô sơ, nằm “đắp chiếu” trên con đường Phạm Hùng, không chỉ khiến họ thất vọng mà còn đặt ra câu hỏi về hiệu quả và tính khả thi của dự án.

Sự hoang vắng này không chỉ phản ánh sự trì trệ trong phát triển bất động sản mà còn khiến cho những kỳ vọng trước đó dần phai nhạt theo thời gian.

Toà tháp nghìn tỷ Vicem Tower vẫn “đắp chiếu” trên đất vàng Thủ đô - ảnh 10

Vào cuối tháng 7 năm 2020, Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu thuộc Bộ Công an đã chính thức gửi văn bản tới Bộ Xây dựng và Thanh tra Bộ Xây dựng, yêu cầu cung cấp những thông tin và tài liệu cần thiết để phục vụ cho cuộc điều tra liên quan đến các dấu hiệu vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong dự án của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem).

Theo báo cáo từ chủ đầu tư, trong giai đoạn 2016-2021, đơn vị đã nhiều lần gửi đề nghị đến Bộ Xây dựng nhằm xin phép lập phương án và tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng tòa tháp Vicem Tower với mục tiêu hoàn vốn. Đến năm 2017, Bộ Xây dựng đã báo cáo lên Thủ tướng và nhận được sự chấp thuận về chủ trương chuyển nhượng dự án, mở ra hy vọng cho việc giải quyết những khó khăn tài chính mà dự án đang gặp phải.

Toà tháp nghìn tỷ Vicem Tower vẫn “đắp chiếu” trên đất vàng Thủ đô - ảnh 11

Tuy nhiên, quá trình này đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại, chủ yếu do các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư, đất đai và quản lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước, khiến việc chuyển nhượng không thể hoàn tất. Trong bối cảnh đó, Vicem đã gửi văn bản đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương báo cáo lên Thủ tướng, nhằm đề xuất giải pháp tiếp tục đầu tư và hoàn thiện công trình, góp phần tháo gỡ khó khăn hiện tại.

Toà tháp nghìn tỷ Vicem Tower vẫn “đắp chiếu” trên đất vàng Thủ đô - ảnh 12

Gần đây, đại diện của chủ đầu tư đã thông tin rằng, đơn vị đang tích cực trong quá trình hoàn tất các thủ tục cấp phép cần thiết, cũng như thực hiện điều chỉnh dự án với quy mô đầu tư được giảm xuống, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục thi công và sớm đưa công trình vào hoạt động.

Với những nỗ lực này, dự kiến công trình sẽ chính thức được khai thác và sử dụng vào khoảng cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa những kỳ vọng trước đây về dự án.

Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cho thấy mức thua lỗ của công ty đã gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, Vicem ghi nhận khoản lỗ khoảng 863 tỷ đồng, tăng đáng kể so với mức lỗ 441 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái và hiện đang đứng đầu về thua lỗ trong số các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng.

Theo Bộ Xây dựng, ngành xi măng đang phải đối mặt với áp lực lớn do tình trạng dư thừa công suất sản xuất clinker trong nước, với lượng tồn kho vượt ngưỡng 50 triệu tấn. Trong khi đó, tốc độ xây dựng tại thị trường trong nước đang chậm lại, khiến nợ xấu trong ngành xi măng trở thành gánh nặng ngày càng nặng nề cho nền kinh tế.

Ban lãnh đạo Vicem cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ chủ yếu là do thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi, trong khi cung cấp xi măng đang vượt xa nhu cầu. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào vẫn duy trì ở mức cao, trong khi tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất khẩu đều giảm, dẫn đến lượng tồn kho tăng cao. Nhiều nhà máy buộc phải giảm năng suất hoặc tạm dừng hoạt động của lò, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

Hơn nữa, xu hướng chuyển đổi từ xi măng bao sang xi măng rời cũng đang khiến doanh thu của Vicem sụt giảm, bởi công ty đã xây dựng thương hiệu gắn liền với sản phẩm xi măng bao từ rất lâu.

Cũng theo đại diện Vicem, trong hơn 120 năm hoạt động, Vicem chưa bao giờ trải qua một giai đoạn khó khăn như hiện tại.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024