Tối ưu hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao hệ thống quản trị tăng hiệu suất kinh doanh
Đẩy mạnh tối ưu hóa hạ tầng lưu trữ công nghệ thông tin
Trong thời đại bùng nổ dữ liệu hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhu cầu lưu trữ ngày càng tăng, vì vậy, thiết lập hệ thống máy chủ, tối ưu hóa hạ tầng lưu trữ dữ liệu trở thành chiến lược quan trọng và cần thiết, tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh và vận hành của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc lựa chọn và sử dụng máy chủ hiệu quả, có thể mở rộng và an toàn để đảm bảo hiệu suất tối ưu và giảm chi phí.
Với sự phát triển của công nghệ, thị trường máy chủ lưu trữ cũng đang có nhiều sự dịch chuyển đáng chú ý. Xu hướng thị trường máy chủ đang ngày càng phát triển theo hướng tối ưu hóa hiệu suất và tính linh hoạt. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) khi lựa chọn máy chủ cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng. Đầu tiên, là khả năng mở rộng của máy chủ để doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh theo quy mô hoạt động.
Thứ hai, bảo mật thông tin phải được đặt lên hàng đầu, bao gồm việc cung cấp khả năng mã hóa dữ liệu và các cơ chế bảo mật mạng tiên tiến. Máy chủ hiện đại đang được tích hợp các công nghệ bảo mật nâng cao để bảo vệ dữ liệu và hệ thống. Các nhà sản xuất máy chủ cũng đang cập nhật liên tục các công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, và học máy để cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa việc quản lý hạ tầng CNTT.
Ngoài ra, tính tương thích với các ứng dụng và phần mềm mà doanh nghiệp đang sử dụng là một điểm cần lưu ý để đảm bảo hoạt động mượt mà và tối ưu hóa hiệu suất. Cuối cùng, giá cả và chi phí vận hành cũng cần được cân nhắc để chọn máy chủ có chi phí hợp lý và hiệu quả. Trong đó, tiết kiệm năng lượng là một yếu tố giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành cũng như giảm tác động môi trường. Thiết kế hệ thống máy chủ và hạ tầng CNTT hiệu quả về năng lượng và các giải pháp quản lý tài nguyên thông minh đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, các doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề khi thiết lập hệ thống máy chủ, hạ tầng CNTT. Thứ nhất, doanh nghiệp nên đánh giá rõ hiện trạng và nhu cầu của mình, tính đến cả nhu cầu lưu trữ cần thiết cho dữ liệu hiện tại và cả dự kiến tăng trưởng trong tương lai. Thứ hai là tính toán về hiệu suất lưu trữ, xác định mức hiệu suất lưu trữ cần thiết cho các ứng dụng, lựa chọn dòng máy chủ có cấu hình mạnh mẽ hoạt động với hiệu suất tốt nhất cho mọi yêu cầu công việc.
Đặc biệt, không thể không tính đến vấn đề bảo mật dữ liệu, do đó cần chọn dòng máy chủ cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu khỏi truy cập trái phép. Và cuối cùng là bài toán chi phí, phù hợp với ngân sách.
Nguồn nhân lực công nghệ đóng vai trò quan trọng
Tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp và thiếu nguồn lực chuyên môn nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thường gặp nhiều khó khăn trong việc tối ưu hóa hạ tầng CNTT, đầu tư vào các công nghệ tiên tiến. Đồng thời, SME cũng đối mặt với nguy cơ mất an toàn dữ liệu khi thiếu các giải pháp bảo mật hiệu quả.
Trong khi đó, việc không tối ưu hạ tầng CNTT sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi, như hiệu suất chậm, sự cố downtime thường xuyên và khả năng phục hồi dữ liệu kém. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trao đổi với nhiều doanh nghiệp SME cho thấy các giải pháp máy chủ như HPE ProLiant DL Series đang được lựa chọn và đánh giá mang lại hiệu suất cao, khả năng mở rộng linh hoạt để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Cụ thể, giải pháp HPE ProLiant DL Series mang lại nhiều tùy chọn cho cấu hình phần cứng, cung cấp khả năng tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu. Trong đó, HPE ProLiant DL360 Gen11 nhỏ gọn và tối ưu cho không gian hạn chế còn DL380 Gen11 cung cấp khả năng mở rộng cao hơn về lưu trữ và tùy chọn nâng cấp.
Đây là hai máy chủ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu về hiệu suất và khả năng lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp, được xây dựng với các thành phần phần cứng và phần mềm hiệu suất cao, đảm bảo tính linh hoạt và mở rộng, với nhiều tùy chọn cấu hình.
Đại diện của Công ty cổ phần Tập đoàn HiPT cho biết, giải pháp máy chủ HPE ProLiant DL Series cung cấp sức mạnh xử lý lớn, thiết kế hiệu quả về năng lượng giúp giảm chi phí vận hành. Đặc biệt, nhờ giải pháp quản lý hiện đại như HPE iLO (Integrated Lights-Out), các dòng máy chủ này cho phép quản lý từ xa và tự động hóa các tác vụ quản lý máy chủ, giúp giảm bớt gánh nặng cho nhân viên CNTT.
Tuy vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ khó khăn về nguồn lực tài chính mà còn thiếu và yếu về nguồn lực nhân sự công nghệ, vì vậy những giải pháp hỗ trợ, đào tạo kỹ thuật của nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành thành công hệ thống.
HPE cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính, đào tạo kỹ thuật chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai và tối ưu hóa sử dụng sản phẩm. Ngoài các chương trình hỗ trợ phù hợp từ HPE để giảm bớt gánh nặng tài chính, công ty cũng hỗ trợ lập kế hoạch nâng cấp định kỳ để đảm bảo công nghệ được cập nhật và phù hợp với nhu cầu phát triển, đặc biệt là đào tạo và phát triển năng lực nội bộ hoặc hợp tác với các đối tác CNTT để quản lý hệ thống.
“Đào tạo nhân sự CNTT nội bộ và hợp tác với các đối tác uy tín để triển khai và quản lý hệ thống hiệu quả là một chiến lược quan trọng, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tối ưu hệ thống, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình kinh doanh”, đại diện của Công ty cổ phần Tập đoàn HiPT nói.
Tối ưu hóa hạ tầng lưu trữ dữ liệu là điều cần thiết cho các doanh nghiệp trong thời đại dữ liệu bùng nổ. Theo nghiên cứu của McKinsey, cải thiện năng suất cơ sở hạ tầng có thể tiết kiệm tới 1 nghìn tỷ USD mỗi năm trên toàn cầu nhờ những lợi ích như giảm lãng phí, hợp lý hóa giải pháp và áp dụng các phương pháp thực hành tốt nhất. Bằng cách xem xét các yếu tố như nhu cầu, hiệu suất và chi phí lưu trữ, mức độ bảo mật dữ liệu và khả năng mở rộng, các doanh nghiệp có thể chọn giải pháp lưu trữ phù hợp nhất với quy mô của mình, từ đó góp phần nâng cao hiệu suất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường.
- Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông
- Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài
- Các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu hỗ trợ nhau xây dựng tiêu chuẩn về AI