ISSN-2815-5823
Phan Mai
Thứ sáu, 13h59 09/08/2024

Bùng binh là gì? Cách đi qua bùng binh đúng luật và an toàn

Bùng binh là gì? Bùng binh (vòng xuyến) là điểm mà toàn bộ người tham gia giao thông đường bộ đều phải đi qua, thường gặp những vấn đề về hướng đi hoặc thứ tự nhường đường khi đi. Người dân có trách nhiệm tìm hiểu về luật đi bùng binh để giữ an toàn cho bản thân và người đi đường.

Bùng binh là gì?

Bùng binh là gì? Bùng binh là một dạng vòng xoay, nút giao. Bùng binh sẽ được bố trị tại điểm trung tâm, nơi giao nhau của nhiều con đường. Chúng đóng vai trò điều tiết hướng đi của các phương tiện giao thông, từ đó giúp xe cộ đi lại lưu thông hơn, tránh tắc nghẽn khi thay đổi hướng di chuyển.

Bùng binh là một điểm giao nhau của nhiều con đường, có vai trò hỗ trợ xe cộ lưu thông
Bùng binh là một điểm giao nhau của nhiều con đường, có vai trò hỗ trợ xe cộ lưu thông

Bùng binh hiện được thiết kế dưới hai dạng: Bùng binh hình tròn và bùng binh tam giác. Dạng bùng binh phổ biến nhất trên đường phố đô thị là hình tròn, được xếp các biển chỉ hướng. Ngoài ra, bùng binh có thể là trụ hình tròn, trụ đảo giao thông di động hoặc đi kèm các thành phần trang trí như tượng đài, đài phun nước, vườn hoa... Do vậy, ở một số địa điểm, bùng binh cũng có thể là biểu tượng của nơi đó. 

Trên thực tế, bùng binh là từ thường được người dân gọi, trong văn bản chính thức sẽ có tên là “vòng xuyến”. Tên quốc tế của bùng binh là “traffic circle”.

Biển báo nhận biết bùng binh

Trong Luật Giao thông, bùng binh có biển cảnh báo thống nhất là biển R.303. Biển hình tròn, có màu xanh nước biển và ký hiệu màu trắng. Biển có ý nghĩa cảnh báo tất cả các loại phương tiện khi chuyển hướng phải tuân thủ theo hướng mũi tên trên biển, nhằm đảm bảo an toàn khi xe lưu thông.

Trong Luật Giao thông, bùng binh có biển báo là R.303, hình tròn, nền xanh và ký hiệu màu trắng
Trong Luật Giao thông, bùng binh có biển báo là R.303, hình tròn, nền xanh và ký hiệu màu trắng

Ngoài ra, biển báo hiệu vòng xuyến còn có loại W.206, hình tam giác, viền đỏ nền vàng và ký hiệu đen. W.206 là biển thường dành cho khu vực ngoại thành.

Hướng dẫn cách đi bùng binh đúng luật

Quy luật vận hành chung của vòng xuyến phương tiện phải di chuyển theo hướng mũi tên hình vòng tròn, cùng hướng với chiều của kim đồng hồ. Xe sẽ di chuyển theo hướng đó cho tới khi rẽ vào nhánh đường khác và tách ra khỏi bùng binh hoàn toàn.

Bên cạnh đó, khi đi vào vòng xuyến, người tham gia giao thông phải tuân theo những luật sau:

Thứ tự ưu tiên khi đi qua bùng binh

Theo Điều 24 trong bộ Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tại vòng xuyến, phương tiện cần giảm tốc độ và nhường đường theo đúng quy định:

  • Ở điểm giao nhau nhưng không có vòng xuyến, nhường đường cho các xe đi đến từ phía bên phải

  • Ở điểm giao nhau có vòng xuyến, nhường đường cho các xe đi đến từ phía bên trái

  • Ở điểm giao nhau của đường ưu tiên và không ưu tiên, hoặc đường chính và đường nhánh thì nhường đường cho phương tiện đang di chuyển trên đường chính, đường ưu tiên ở mọi hướng.

Theo điều 22 trong bộ Luật Giao thông đường bộ năm 2008, những xe có quyền vượt và được ưu tiên khi đi qua vòng xuyến bao gồm:

  • Xe chữa cháy đang trên đường đi làm nhiệm vụ

  • Xe quân sự, xe công an đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe của cảnh sát dẫn đường

  • Xe cứu thương đang cấp cứu

  • Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố từ thiên tai và dịch bệnh theo quy định của pháp luật

  • Đoàn xe tang

  • Xe được quy định trong các mục a, b, c, d khoản 1 điều 22 khi đi làm nhiệm vụ, di chuyển trên đường phải có tín hiệu còi, cờ hoặc đèn; xe sẽ không bị hạn chế về tốc độ và được phép đi vào làn đường ngược chiều; nếu có đèn đỏ, xe có thể đi theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông

  • Phương tiện khi có gặp tín hiệu của xe ưu tiên có trách nhiệm giảm tốc độ và nhường đường, dừng lại hoặc sát vào lề đường, không cản trở xe ưu tiên.

Phương tiện khi đi qua vòng xuyến cần chú ý tới đường ưu tiên và các xe ưu tiên
Phương tiện khi đi qua vòng xuyến cần chú ý tới đường ưu tiên và các xe ưu tiên

Quy tắc xi nhan khi đi qua vòng xuyến

Đi vào vòng xuyến có cần xi nhan không là câu hỏi nhiều người băn khoăn. Trên thực tế, chưa có luật nào quy định khi đi vào vòng xuyến phải xi nhan. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người, người tham gia giao thông nên xi nhan trong những trường hợp sau:

  • Chuyển làn đường

  • Vượt xe

  • Chuyển hướng đi

  • Dừng xe hoặc đỗ xe.

(Theo các điều 13, 14, 15, 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Quy chế xử phạt đối khi đi qua bùng binh sai luật

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định riêng về việc xử phạt người tham gia thông khi không tuân theo biển báo tại vòng xuyến. 

1. Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt sẽ như sau: Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 với những phương tiện vi phạm một trong các lỗi sau: 

“Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm a, điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này”.

2. Căn cứ vào khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng."

Qua những điều luật trên, chúng tôi đã tổng hợp lại, nếu người điều khiển phương tiện không tuân thủ theo biển chỉ dẫn, gây ra tai nạn thì sẽ phải bị phạt tiền và tước giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. Thời gian tước bằng lái có thể kéo dài đến 24 tháng, tùy vào tình hình thực tế.

Phương tiện đi không đúng biển chỉ dẫn ở bùng binh sẽ bị phạt tiền hoặc tước giấy phép lái xe
Phương tiện đi không đúng biển chỉ dẫn ở bùng binh sẽ bị phạt tiền hoặc tước giấy phép lái xe

Như vậy, bùng binh là gì, vòng xuyến là gì? Bài viết trên đã giải đáp đầy đủ và chi tiết. Bên cạnh giải thích về khái niệm, chúng tôi cũng hướng dẫn bạn đọc cách đi vòng xuyến đúng cách để đảm bảo an toàn và tránh bị phạt./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 08/09/2024