ISSN-2815-5823

Đất NKH là gì? Đất NKH có lên thổ cư được không?

Đất NKH là gì? Đất NKH được hiểu là đất nông nghiệp khác thuộc nhóm đất nông nghiệp trong hệ thống đất đai Việt Nam, được sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi.

Đất NKH là gì?

Người dân khi tìm hiểu về các loại đất, đặc biệt là khi có nhu cầu đầu tư mua bán đất nông nghiệp sẽ thường thấy loại đất có ký hiệu là NKH. Loại đất này được thể hiện bằng màu vàng trong các bản đồ địa chính. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm về đất NKH là gì cùng với những thông tin quan trọng về loại đất này. 

Định nghĩa đất NKH là gì?

Định nghĩa đất NKH được hiểu là đất nông nghiệp khác theo phân loại nhóm đất của Luật Đất đai 2013 tại bản đồ địa chính, các mảnh trích đo địa chính. Đất NKH thuộc vào nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng trong một số trường hợp nhất định có liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi như bao gồm cả trồng trọt tự nhiên, trồng trọt ở trong nhà có mái che...

Loại đất NKH này thường bị nhầm lẫn với đất NKH bởi cả hai loại đều thuộc đất nông nghiệp, Do đó, người dân có thể nhận biết đất NKH khi tìm hiểu trên bản đồ địa chính bằng những đặc điểm của đất NKH như sau: 

  • Ký hiệu: Đất nông nghiệp khác được ký hiệu bằng NKH trong bản đồ địa chính, các mảnh trích đo địa chính. Nhằm phân loại mục đích sử dụng với những loại đất khác.
  • Mã màu: Đất NKH được thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất bằng màu vàng, với mã màu RGB (245 255 180).
  • Nhóm đất: Đất NKH thuộc nhóm đất nông nghiệp được sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi. 
Cá nhân, tổ chức quan tâm đến đất NKH là gì và những thông tin liên quan
Cá nhân, tổ chức quan tâm đến đất NKH là gì và những thông tin liên quan

Mục đích sử dụng của đất nông nghiệp khác

Theo quy định tại Điểm H Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp khác được sử dụng với những  mục đích như sau:

  • Đất được sử dụng với mục đích xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động trồng trọt như nhà kính hoặc các loại công trình tương tự, phục vụ cho việc trồng trọt tự nhiên hoặc trong môi trường có mái che.

  • Đất được dành cho việc trồng cây cảnh và hoa.

  • Đất được sử dụng cho việc ươm giống cây trồng và giống con, hoặc nuôi dưỡng giống.

  • Đất phục vụ cho việc xây dựng nhà kính nhằm mục đích trồng trọt.

  • Đất được sử dụng để xây dựng chuồng trại phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.

Như vậy, đất nông nghiệp khác (NKH) thuộc nhóm đất nông nghiệp, thường được sử dụng cho các mục đích như ươm giống, trồng trọt, chăn nuôi, thí nghiệm và xây dựng các công trình như nhà kính hoặc chuồng trại để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Một số câu hỏi liên quan đến đất NKH

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến đất NKH, giúp làm rõ hơn về cách sử dụng, quy định pháp lý và các thủ tục liên quan đến loại đất này.

Đất nông nghiệp khác có được lên thổ cư không?

Khi tìm hiểu về đất NKH là gì người dân thường quan tâm đến đất NKH có lên thổ cư được không. Căn cứ theo quy định tại Luật Đất đai 2013 cũng như những quy định tại các văn bản pháp luật khác về luật đất đai, đất NKH hoàn toàn có thể lên thổ cư. Tuy nhiên, chủ sở hữu đất cần đáp ứng được các điều kiện như sau: 

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

  • Nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong dự án đầu tư, thuê đất, đơn xin giao đất 

Ngoài ra, tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 cũng quy định đất nông nghiệp khi chuyển sang đất ở cần phải phù hợp với các nhu cầu quy hoạch phù hợp. Đồng thời, đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất để gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần chính xác. 

Đất nông nghiệp khác NKH hoàn toàn có thể chuyển đổi sang đất thổ cư
Đất nông nghiệp khác NKH hoàn toàn có thể chuyển đổi sang đất thổ cư

Thủ tục, trình tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất NKH sang đất ở

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người sử dụng đất cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất NKH sang đất ở, và mang theo các giấy tờ cá nhân như CMND/CCCD để xuất trình khi cần thiết.

  • Bước 2: Nộp hồ sơ

Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền.

  • Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ. Trong trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, người sử dụng đất cần hoàn thiện hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc.

  • Bước 4: Thẩm định hồ sơ

Cơ quan Tài nguyên và Môi trường tiến hành thẩm định hồ sơ, xác minh thực tế và đánh giá nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

  • Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Người sử dụng đất sẽ hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

  • Bước 6: Quyết định chuyển mục đích sử dụng đất

Cơ quan Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đồng thời cập nhật dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.

  • Bước 7: Nhận quyết định

Người sử dụng đất nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Về nghĩa vụ tài chính:

Người xin chuyển mục đích sử dụng đất cần đóng các khoản phí theo quy định, bao gồm:

  • Tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích;

  • Phí thẩm định hồ sơ;

  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thời gian giải quyết:

Theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian xử lý hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất không quá 15 ngày đối với khu vực thông thường. Đối với các xã thuộc miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, hoặc các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thời gian giải quyết có thể kéo dài tối đa 25 ngày.

Chuẩn bị đầy đủ thủ tục và thực hiện theo đúng quy trình chuyển đổi mục đích
Chuẩn bị đầy đủ thủ tục và thực hiện theo đúng quy trình chuyển đổi mục đích

Đất NKH có được cấp sổ đỏ không?

Trường hợp sử dụng đất được cấp phép Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền trên đất (sổ đỏ) được quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013 (được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) như sau: 

"1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất."

Theo đó, đất NKH nếu thuộc 1 trong các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc 1 trong các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận ở trên thì được phép cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ).

Đất NKH được cấp Sổ đỏ nếu thuộc một trong các trường hợp được phép theo quy định.
Đất NKH được cấp Sổ đỏ nếu thuộc một trong các trường hợp được phép theo quy định.

Quy trình, thủ tục cấp sổ đỏ cho đất NKH

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, thủ tục cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin cấp sổ đỏ theo mẫu.

  • Một trong những loại giấy tờ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 100 của Luật Đất đai (đối với trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất).

  • Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (đối với trường hợp đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).

  • Chứng từ chứng minh việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.

  • Giấy tờ về việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ sở hữu nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện để thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp khác (NKH).

Tóm lại, những thông tin về định nghĩa đất NKH là gì cùng những thông tin liên quan giúp bạn hiểu rõ hơn về loại đất này. Đồng thời, chủ động có kế hoạch mua bán, đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật những thông tin quan trọng về đất đai trong hệ thống đất đai./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 30/09/2024