ISSN-2815-5823

Hiện thực hóa giấc mơ niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ của doanh nghiệp Việt

(KDPT) - Phương pháp niêm yết doanh nghiệp Việt Nam trên sàn chứng khoán Mỹ, phương pháp tiếp cận thị trường Mỹ… là những nội dung được bàn thảo, chia sẻ trong Hội Nghị “Vietnam IPO Spac Summit” tổ chức tại Hà Nội mới đây.

Hội nghị do Viện nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, VBS Capital và HWO Global, Cộng đồng đào tạo và đầu tư DBD Việt Nam, Cộng đồng Ebisu đồng phối hợp tổ chức với mục đích mục đích giới thiệu SPAC (Special Purpose Acquisition Company) là phương thức niêm yết IPO (Initial Public Offering) với nhiều lợi thế, mang đến nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển.

Đây là cơ hội quý để các doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội vươn ra thế giới, trở nên lớn mạnh và tiếp cận được nguồn vốn dồi dào từ thị trường vốn hoá tại Mỹ.

Bà Jasmine Phương Lê - Chủ tịch VBS Capital - Trưởng ban chiến lược Tổ chức liên kết kinh tế đa ngành HWO phát biểu tại sự kiện.

Bên cạnh đó, thông qua sự kiện, Ban tổ chức và các đối tác quốc tế mong muốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện giấc mơ trở thành những Doanh nghiệp “Unicorn” (kỳ lân) trên thế giới (doanh nghiệp có doanh thu trên 1 tỷ USD / năm), trong khoảng thời gian ngắn nhất và mang lại hiệu quả tăng trưởng cao nhất.

Hội nghị thu hút sự tham gia của khoảng 100 đại biểu, đến từ các hiệp hội doanh nghiệp, các viện nghiên cứu phát triển doanh nghiệp, cộng đồng đầu tư, các tập đoàn và doanh nghiệp có mong muốn phát triển toàn cầu. Đặc biệt, hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành quốc tế như ngài Paul Chong (chuyên gia IPO & SPAC) và ngài Marcus Leng (chuyên gia IPO & Cơ chế vốn).

Phát biểu tại Hội nghị, bà Lê Thục Phương, Nhà sáng lập & Chủ tịch VBS Capital cho rằng: “Những năm vừa qua, Đại dịch Covid - 19 và những bất ổn trong kinh tế chính trị thế giới cũng làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến kinh tế Việt Nam.

Ông Paul Chong ký kết đồng hành cố vấn cùng VBS Capital tại Hội nghị “Vietnam IPO & Spac Summit”.

Theo Deloitte, trong nửa đầu năm 2022, chỉ có 6 đợt IPO thành công với tổng giá trị 65,05 triệu USD tại Việt Nam. Trong khi đó trên thế giới đặc biệt là tại thị trường Mỹ, mặc dù cũng bị ảnh hưởng và làm giảm lượng vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nhưng vẫn còn rất nhiều cơ hội cho những nước đang phát triển như Việt Nam. Việc tiến hành IPO để niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài không chỉ giúp các công ty Việt Nam thu hút các nhà đầu tư mà còn củng cố vị thế của doanh nghiệp và vị thế của đất nước trên thế giới. UBCKNN cho biết sẽ khuyến khích các công ty thực hiện IPO và niêm yết trên thị trường nước ngoài đương nhiên là phải tuân thủ pháp luật và chính sách Nhà nước”.

Doanh nghiệp tham gia Hội nghị sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu về IPO, SPAC và cơ chế vốn… Các doanh nghiệp cũng đã có những thảo luận thú vị trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành quốc tế và trong nước về vấn đề này. Hội nghị đã đánh dấu sự lan toả ‘làn sóng IPO’, một trong những phương thức hiệu quả nhất giúp đẩy mạnh sự phát triển doanh nghiệp Việt, không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế.

Ký kết hợp tác đồng hành giữa bà Đỗ Hương Ly - Quyền CT Điều hành Tổ chức kinh tế HWO & Ông Marcus Leng - PCT VBS Capital.

Ngài Marcus Leng lý giải: “IPO không phải là đích đến của công ty. Sau IPO chúng ta phải tăng trưởng và phát triển. Nó chỉ là 1 trong những phương cách dẫn ta tới đích mà thôi. Khi IPO giúp công ty chúng ta phát triển thôi. Sau IPO công ty phải thay đổi cơ cấu quản trị của công ty. Các công ty tồn tại hàng trăm năm vì họ có cơ cấu quản trị tốt. Công ty đại chúng có hệ thống quản trị doanh nghiệp rất tốt. Họ có HĐQT, thành viên độc lập nên vận hành tốt. Nhưng doanh nghiệp tư nhân thì khác, tất cả các vị trí thậm chí trong 1. Như vậy rõ ràng không tốt rồi. Vì thế cần tái cấu trúc công ty”.

Giải thích về cơ chế SPAC, chuyên gia Paul Chong chia sẻ: “Có 2 cách truyền thống để IPO là đăng ký trên sàn giao dịch chứng khoán với sự chuẩn bị những báo cáo dài lê thê, công bố mọi thứ về công ty trong bản cáo bạch… qua hàng loạt giấy phép, xin ý kiến cổ đông… Và có rủi ro là xin mà không được niêm yết. Cách thứ hai là chúng ta có thể mua 1 công ty vỏ bọc và IPO nhanh hơn. Cơ chế SPAC chính là mua công ty vỏ bọc. Nhưng khác biệt là vỏ bọc ấy 100% là con trinh nguyên, họ chưa kinh doanh gì cả”.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 23/11/2024