Nam Định không ngừng nâng cao chất lượng nông thôn mới
Quảng Nam: Thị xã Điện Bàn xây dựng nông thôn mới với nhiều kết quả tích cực Xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội: Biến bất lợi thành cơ hội |
Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên 1.671 km2, dân số gần 2 triệu người và 229 xã, phường, thị trấn.
Nhận thức rõ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của tỉnh, vì vậy Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nam Định đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.
Ðường giao thông ở xã nông thôn mới Hải Quang, huyện Hải Hậu. |
Theo tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu do UBND tỉnh Nam Định ban hành (ngày 8/8/2022), xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2018-2020 phải đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.
Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2021-2025: Năm 2021 bằng hoặc hơn 66 triệu đồng; năm 2022 bằng hoặc hơn 72 triệu đồng; năm 2023 bằng hoặc hơn 83 triệu đồng; năm 2024 bằng hoặc hơn 93 triệu đồng; năm 2025 bằng hoặc hơn 103 triệu đồng. Với các tiêu chí này, UBND tỉnh quy định hàng năm sẽ rà soát, điều chỉnh phù hợp với thực tế.
Có ít nhất 1 mô hình thôn/xóm thông minh (có ít nhất 1 "Tổ công nghệ số cộng đồng"; có sản phẩm tiêu biểu của người dân trong thôn/xóm được giới thiệu, bán hàng trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội hoặc được bán trên sàn thương mại điện tử; có ít nhất 1 điểm wifi miễn phí phục vụ người dân tại điểm tập trung công cộng; trên 70% người dân được bồi dưỡng, tập huấn phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và tham gia sử dụng các nền tảng số, ứng dụng di động và dịch vụ trực tuyến do cơ quan nhà nước cung cấp).
Cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp tại xã nông thôn mới nâng cao Giao Xuân, huyện Giao Thủy. |
Đạt tiêu chí quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu theo ít nhất 1 trong các lĩnh vực nổi trội nhất, gồm: Về sản xuất: Sản phẩm chủ lực của xã có liên kết theo chuỗi giá trị, sản lượng tiêu thụ trong chuỗi liên kết đạt 50% trở lên.
Về giáo dục: Các cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia, trong đó có ít nhất 1 cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; các cơ sở giáo dục đạt chuẩn xanh - sạch - đẹp - an toàn.
Về y tế: Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe (áp dụng cho cả nam và nữ) đạt bằng hoặc hơn 92%.
Về văn hóa: Có mô hình văn hóa, thể thao, nghệ thuật truyền thống tiêu biểu, đặc thù phù hợp với địa phương, thu hút từ 60% trở lên số người thường trú trên địa bàn xã tham gia; mỗi thôn/xóm có ít nhất 1 đội hoặc 1 câu lạc bộ văn hóa, văn hóa truyền thống, trò chơi dân gian độc đáo,… thu hút đông đảo người dân tham gia, hoạt động thường xuyên, phát huy hiệu quả.
Về môi trường: Tỷ lệ hộ gia đình trên địa bàn xã thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt đạt 100%; có giải pháp thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đồng bộ theo quy định; tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả đạt trên 80% tổng số hộ gia đình.
Về an ninh trật tự: Không thuộc danh sách xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự theo Quyết định của Bộ Công an và danh sách xã trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội theo Quyết định của Ban chỉ đạo 138 của tỉnh; 2 năm gần nhất đề nghị xét công nhận NTM kiểu mẫu không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội từ nghiêm trọng trở lên; có từ 3 mô hình về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội (trong đó có 1 mô hình sử dụng hệ thống camera giám sát); xã được phân loại “Xuất sắc” trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Về chuyển đổi số: 100% cán bộ công chức xã, tổ công nghệ cộng đồng của xã, thôn/xóm được bồi dưỡng, tập huấn các nội dung về chuyển đổi số; có Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông (truyền thanh thông minh); có bảng tin điện tử công cộng./.
HƯƠNG LAN