Nhà sàn là gì? Khám phá nét độc đáo trong kiến trúc nhà sàn
Nhà sàn là gì? Nhà sàn là được xem là một nét văn hóa lâu đời, quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân, ở các khu vực miền núi. Kiến trúc của nhà sàn cũng mang đậm tính chất truyền thống, đồng thời cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa bên trong.
Nhà sàn là gì?
Nhà sàn là gì? Nhà sàn là dạng công trình kiến trúc có mái che, được dùng để ở và các mục đích khác. Đây là một dạng nhà ở truyền thống, thường thấy ở các dân tộc thiểu số, tập trung nhiều tại khu vực miền núi. Nhà sàn xuất hiện từ rất sớm, được xác định là từ thời kỳ Đá mới. Do đó, hình ảnh nhà sàn đã in sâu trong văn hóa các dân tộc vùng núi.
Đặc điểm của nhà sàn
Đặc điểm của nhà sàn truyền thống là được xây trên các cột gỗ cao từ 2 đến 3m, hoặc 10m. Nền nhà được ghép lại bằng gỗ, tre hoặc nứa; mái nhà lợp bằng cọ, lá tranh, lá gồi hoặc ngói âm dương.
Nhà sàn thường được xây dựng bằng những vật liệu tự nhiên phổ biến với người dân. Do vậy, ở mỗi vùng miền, vật liệu nhà sàn cũng được thay đổi, tùy vào địa hình và thói quen sinh hoạt của dân tộc.
Chức năng của nhà sàn
Những công trình nhà được xây trên cao, có các chức năng như sau:
-
Không gian sinh hoạt chung, che nắng và che mưa cho người
-
Đối phó với thiên tai như mưa lũ, ngập lụt và sạt lở
-
Tránh thú dữ tấn công người dân; chặn các loại côn trùng như rắn rết, muỗi, ruồi...
-
Không gian chung, thực hiện các tập tục, nghi lễ truyền thống
-
Không gian sinh hoạt chung cho buôn làng, nhóm cư dân, cộng đồng
-
Nơi lưu trữ, bảo quản các hiện vật truyền thống của cộng đồng (nhạc cụ, sinh vật dâng tế, hiện vật tặng thưởng, giấy khen...).
Hiện nay, nhà sàn còn được ứng dụng để làm du lịch cũng như phục vụ hoạt động giáo dục. Nhà sàn được cải tạo để làm homestay hay là một điểm du lịch cố định; ngoài ra, nhờ kiến trúc độc đáo ấn chứa nhiều tầng ý nghĩa, nhà sàn còn là một “đạo cụ” trực quan cho việc giảng dạy các ngành về kiến trúc, xây dựng hay văn hóa phương Đông.
Ý nghĩa của nhà sàn trong đời sống người dân tộc
Không chỉ có chức năng là nơi ở và bảo vệ con người, nhà sàn còn là biểu tượng văn hóa của người dân tộc, vẫn được lưu giữ và bảo tồn tới ngày nay. Mỗi nhà sàn sẽ mang nét đặc trưng riêng về địa lý, thời tiết, phong tục tập quán của nơi đó. Do vậy, lối xây dựng hay trang trí cũng được thay đổi, tạo nên sự đa dạng cho nhà sàn.
Trong lịch sử, khi con người ở vùng cao bị bó hẹp mối quan hệ với bên ngoài, thì nhà sàn là nơi kết nối mọi người trong bản, trong làng, trong gia đình. Không gian nhà sàn được phân bố, tính toán kỹ lưỡng để phục vụ đủ cho số người trong cộng đồng. Có thể nói, nhà sàn tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó cũng như văn hóa sâu sắc của các dân tộc.
Phân loại nhà sàn
Nhà sàn được phân loại theo 3 tiêu chí: Vùng miền, vật liệu và kiến trúc
Phân loại theo vùng miền
Nhà sàn ở Tây Bắc:
Tây Bắc là nơi tập trung nhiều dân tộc Tày và Thái. Nhà sàn của người Tày sẽ có 24-38 cột, mái lá cọ, cầu thang đặt hướng Đông hoặc Nam. Nhà sàn của người Thái thường được xây theo hình dạng của núi, sông hoặc cánh đồng; nhà được bố trí 2 cầu thang cho nam và nữ riêng, gian nhà quy về số lẻ để tránh điều xui xẻo theo quan niệm của người Thái.
Về mái nhà, dân tộc Thái Trắng thiết kế hình mai rùa, theo nguyên tắc 4 mái. Người Thái Đen chuộng kiểu mái khau cút, nghĩa là hình đôi sừng trâu bị cụt - một biểu tượng linh thiêng.
Nhà sàn Tây Nguyên:
Nhà sàn xây theo hướng Bắc - Nam để đón gió mát, tránh nắng nóng khi về chiều. Cột nhà đẽo từ gỗ nguyên khối, có chiều rộng trung bình là 30-40cm, được xếp chồng hoặc ghép sít lại, tạo cấu trúc vững chắc cho nhà sàn.
Nhà sàn Tây Nguyên thường có 3-7 gian, chiều rộng 5,6-7m, chiều dài 3m, đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh hoạt cho gia đình nhiều thế hệ. Cột và cầu thang cũng được đẽo thủ công từ gỗ nguyên khối. Cầu thang sẽ có 5-7 bậc theo phong tục và hai bên có hình điêu khắc các biểu tượng của dân tộc: Bên trái khắc hình tượng con rùa cho sự mạnh mẽ của đàn ông, bên phải khắc hình bầu vú cho sự nuôi dưỡng của người mẹ cũng như đại diện cho chế độ mẫu hệ.
Nhà sàn Nam Bộ:
Nhà sàn thuộc vùng Nam Bộ có xu hướng quay mặt ra sông, do địa hình chủ yếu là sông nước; nhà có thể được xây trên bờ ruộng ngập, kênh hay mặt nước ở sông. Diện tích nhà khá rộng, có gian chính để đặt bàn thờ và hai bên lối đi thông hành. Gian phòng khách sẽ ngồi chiếu thay cho bàn ghế. Các buồng phía trong đều có rèm che để giữ sự riêng tư cho phụ nữ, do vậy đàn ông và khách không được tùy tiện ra vào các buồng trong.
Kiến trúc nghệ thuật của nhà sàn Nam Bộ là một điểm nổi bật. Khung cửa và dãy lan can đều được chạm khắc chi tiết, công phu. Hoa văn thường là hoa lá, chim muông, các yếu tố trong thiên nhiên.
Phân loại theo vật liệu
Vật liệu xây dựng là một yếu tố tạo nên đặc trưng của từng loại nhà sàn. Khi phân loại theo nguyên liệu, nhà sàn được chia thành 4 nhóm sau.
Nhà sàn gỗ: Gỗ là nguyên liệu xây dựng thông dụng nhất, do tính ứng dụng cao và dễ kiếm tại các địa phương. Hầu hết cấu trúc nhà như cột, đòn đỡ, cầu thang, mặt sàn... đều được làm từ gỗ. Với một số nơi, bề mặt gỗ sẽ được điêu khắc thêm hoa văn, tạo nên nét truyền thống đặc trưng.
Nhà sàn tre: Nhà sàn làm từ tre được đánh giá cao về độ bền, độ cứng cáp. Đặc biệt, tre phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam, do tre có tính chất cách nhiệt tốt.
Nhà sàn sắt: Sắt được lựa chọn nhiều trong thiết kế kết cấu nhà sàn bởi ưu điểm kiên cố, chắc chắn, dễ dàng cơi nới khi muốn cải tạo và tính thẩm mỹ cao. Giá thành sắt thép cũng rẻ hơn các vật liệu khác, nên tối ưu được chi phí xây dựng.
Nhà sàn bê tông: Bê tông là một loại vật liệu xây dựng hiện đại, được dùng nhiều cho nhà sàn thời nay. Bê tông cho phép con người sáng tạo nhiều kiểu dáng. So với các nguyên liệu truyền thống như tre và gỗ, bê tông có sức chịu đựng lớn hơn, bảo vệ người dân tốt hơn trước thiên tai.
Phân loại theo kiến trúc
Nhà sàn dân tộc:
Kiểu nhà sàn truyền thống của dân tộc được xây từ nguyên liệu tự nhiên hoàn toàn. Phần thân nhà từ gỗ và tre, phần mái được lợp từ các loại lá. Bên trong phân chia khách ở giữa có diện tích lớn nhất, các gian còn lại phía sau dùng để sinh hoạt cá nhân của từng thành viên. Ở một số nơi, hầm bên dưới nhà sàn sẽ được tận dụng để chứa lương thực, dụng cụ, vũ khí...
Nhà sàn hiện đại:
Nhà sàn hiện đại sử dụng các vật liệu hiện đại như bê tông, xi măng, cốt thép... Nhà sẽ được tăng tuổi thọ, đồng thời giảm tình trạng khai thác và chặt phá rừng tự nhiên. Thiết kế, kết cấu và nội thất của nhà hiện đại cũng có nhiều thay đổi so với nhà truyền thống, nhằm phù hợp với nhu cầu của người dân.
Nét đặc trưng của kiến trúc nhà sàn
Kiến trúc nhà sàn đã có từ lâu đời, đi cùng với lịch sử phát triển của đất nước. Vào thời kỳ Trần - Lê, kiến trúc nhà sàn được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt phổ biến ở các vùng núi miền Bắc. Một số đặc điểm của kiến trúc nhà sàn có thể kể đến như:
-
Kiểu dáng hình chữ nhật đơn giản, chủ yếu là một tầng
-
Mái nhà làm bằng nguyên liệu tự nhiên, mát và kháng nước
-
Có nhiều cửa sổ xung quanh để đón ánh sáng tự nhiên và gió
-
Sàn nhà đóng vai trò là móng giảm chấn, chịu lực, ổn định cho căn nhà
-
Kiến trúc nhà sàn đơn giản nhưng tinh tế, được chắt lọc từ những nét đẹp trong phong tục tập quán, mỗi chi tiết đều biểu hiện cho một đặc trưng văn hóa riêng, có ý nghĩa tâm linh sâu xa.
Nhìn chung, nhà sàn là gì, bài viết trên đã giải đáp đầy đủ. Đồng thời, các thông tin về chức năng, ý nghĩa và kiến trúc của nhà sàn cũng được cung cấp trong bài viết. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn đọc!