ISSN-2815-5823

Lễ nhập trạch là gì? 5 điều cần biết khi làm lễ nhập trạch

Nhập trạch là gì? Nhập trạch là thủ tục không thể thiếu khi gia chủ lên nhà mới. Lễ nhập trạch có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm linh

Nhập trạch là gì? Nhập trạch là thủ tục không thể thiếu khi gia chủ lên nhà mới. Lễ nhập trạch có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm linh; báo cáo với các thần linh, thổ địa ở khu đất mới. Mâm cúng sẽ thể hiện lòng thành của gia chủ với bề trên, cũng là cầu mong cho khởi đầu mới suôn sẻ.

Nhập trạch là gì?

Nhập trạch là gì? Theo Hán Việt, "nhập" là vào, "trạch" là nhà, như vậy nhập trạch là lễ vào nhà mới. Ngày làm lễ nhập trạch sẽ là ngày chủ nhà báo cáo với gia tiên, thần linh về việc chuyển đến ở tại căn nhà mới. Một ngày nhập trạch tốt cần có đủ các yếu tố: Là ngày hoàng đạo, hợp với tuổi của gia chủ, thuận lợi cho công việc của gia đình.

Ngày làm lễ nhập trạch sẽ là ngày chủ nhà báo cáo với gia tiên, thần linh về việc chuyển đến ở tại căn nhà mới
Ngày làm lễ nhập trạch sẽ là ngày chủ nhà báo cáo với gia tiên, thần linh về việc chuyển đến ở tại căn nhà mới

Người Việt Nam từ xưa tới nay đều tin rằng, ở mỗi khu vực đều có một thần linh cai quản, phụ trách. Do đó, khi chuyển đến nơi ở mới cần thực hiện lễ báo cáo, xin phép thần linh để cuộc sống về sau bình an, thuận lợi.

Những điều cần biết khi làm lễ nhập trạch

Với ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh, lễ nhập trạch cần được thực hiện theo đúng thủ tục và chu đáo, thể hiện lòng thành với thần linh, tổ tiên.

Thủ tục nhập trạch nhà mới

Bước 1: Đốt lò than, đặt ở vị trí trung tâm cửa ra vào chính.

Bước 2: Bày mâm cúng.

Bước 3: Gia chủ bước qua lò than bằng chân trái trước, cầm cùng với bát hương và bài vị.

Bước 4: Tiếp đó tới các thành viên lần lượt đi qua bếp lò, tay phải cầm đồ vật may mắn (muối, tiền, vàng,...), không được đi tay không.

Bước 5: Khi bước vào nhà, việc đầu tiên cần làm là bật điện và mở cửa chính, cửa sổ nhằm đánh thức căn nhà, khai thông khí.

Bước 6: Gia chủ thắp hương và đọc văn khấn, các thành viên đứng đằng sau chắp tay cúng.

Bước 7: Cùng lúc đó, một số người trong gia đình sẽ sắp xếp chỉn chu lại bàn thờ gia tiên và thổ địa; một số khác sẽ bày mâm cúng ở giữa nhà, hướng về phía hợp mệnh gia chủ.

Bước 8: Khi gia chủ đọc văn khấn xong, trong thời gian chờ nhang tàn thì bật bếp đun nước để pha trà, hành động này mang ý nghĩa khai hỏa cho nhà mới.

Bước 9: Sắp xếp 3 hũ đựng muối, gạo và nước bày lên bàn thờ Táo Quân để cầu no đủ.

Bước 10: Hóa vàng, lấy rượu đổ lên tro.

Bước 11: Khấn lễ nhập trạch để hoàn tất thủ tục.

Chọn ngày tốt làm lễ nhập trạch

Việc chọn ngày, giờ nhập trạch sẽ có 3 cách: Theo tuổi gia chủ, theo hướng nhà và theo giờ hoàng đạo. Thông thường, việc xem ngày và giờ nhập trạch sẽ có thầy phong thủy thực hiện, xem xét kỹ lưỡng về nhà, mệnh tuổi của chủ cũng như các thành viên khác. Tuy nhiên, chủ nhà vẫn cần chủ động lưu ý những điều sau:

  • Xem ngày tốt dựa vào ngũ hành hoặc mệnh tuổi của chủ nhà (nên là người trụ cột trong gia đình, cha, chồng hoặc con trai trưởng)

  • Ngày và giờ đều dựa trên lịch âm

  • Thống nhất 1 phương pháp chọn ngày

  • Kiêng làm rơi, vỡ đồ đạc hay to tiếng trong ngày nhập trạch

  • Có thể nhập trạch lấy lệ vào ngày đẹp, sau đó chuyển nhà sau nếu bận rộn.

Sắm lễ nhập trạch gồm những gì?

Mâm cúng nhập trạch sẽ gồm 3 phần: Hương và hoa, ngũ quả, thức ăn mặn; có thể xếp vào 1 mâm hoặc chia thành 3 mâm nhỏ.

  • Ngũ quả: 5 loại trái cây tươi, bày trí đẹp mắt

  • Hương hoa: Chuẩn bị lọ hoa cúng tươi (hoa hồng, hoa cúc, hoa ly...), 1 cặp nến, nhang thắp, vàng mã, trầu cau, 3 hũ đựng muối gạo nước

  • Mâm cúng: Cơm chay hoặc cơm mặn, tùy vào mong muốn của gia đình. Nếu mâm cơm cúng mặn thì chuẩn bị theo tam sên, gồm: 1 miếng ba chỉ, 3 quả trứng luộc và 3 con tôm luộc.

Mâm cúng nhập trạch gồm ngũ quả, hương hoa và thức ăn
Mâm cúng nhập trạch gồm ngũ quả, hương hoa và thức ăn

Văn khấn lễ nhập trạch

Văn khấn lễ nhập trạch có hai dạng: Văn khấn thần linh và gia tiên. Gia chủ sẽ đọc văn khấn thần linh trước sau đó tới gia tiên. Đọc văn khấn cần rõ ràng, mạch lạc và thành tâm.

Văn khấn thần linh nhập trạch:

“Nam mô a di đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.

Con tên là:…, tuổi mệnh (ví dụ: Tân Dậu 1981,…)

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày… tháng… năm…. (nhằm  ngày…. tháng… năm… âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo

Gia đình của chúng con vừa xây cất (mua được/thuê được) ngôi nhà tại địa chỉ này là… Nay công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch về nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.

Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại… thờ phụng.

Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành,

Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.

Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cúi đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)”.

Văn khấn gia tiên nhập trạch:

“Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy liệt tổ liệt tông… (họ của ông bà, tổ tiên) gia tại thượng,

Kính lạy Cửu Huyền Thất Tổ nội ngoại gia tiên linh.

Con tên là… Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày… tháng… năm… (nhằm ngày… tháng… năm… âm lịch)

Chúng con vừa dọn đến nhà mới ở địa chỉ:…

Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe.

Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về địa chỉ mới… để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)”.

Lưu ý khi làm lễ nhập trạch

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là tư tưởng bao đời nay của người dân Việt Nam. Đặc biệt với lễ nhập trạch quan trọng, gia chủ cần lưu ý những điều sau để thủ tục cũng được suôn sẻ và hiệu quả.

  • Không làm lễ nhập trạch sau 18h tối, bởi khi mặt trời lặn, việc chuyển nhà sẽ dẫn theo vong xấu vào nhà

  • Không to tiếng hay nói lời xui rủi trong ngày nhập trạch, những điều này tượng trưng cho sự bất hòa

  • Không dùng lại chổi cũ để tránh mang theo vận đen từ nhà cũ

  • Không trễ giờ hoàng đạo, giờ đẹp để nhập trạch

  • Không được đi tay không vào nhà mới, bởi sẽ mang ý nghĩa là nghèo nàn, thiếu thốn

  • Tránh làm rơi, vỡ đồ đạc

  • Bà bầu không được chuyển nhà vào ngày nhập trạch, ảnh hưởng xấu tới thần thai

  • Không nên nấu ăn bằng bếp điện mà dùng bếp gas để nổi lửa trong ngày nhập trạch.

Dùng bếp gas để nổi lửa trong ngày nhập trạch
Dùng bếp gas để nổi lửa trong ngày nhập trạch

Nhập trạch là gì? Lễ nhập trạch vào nhà mới là văn hóa tâm linh bao đời nay của người dân Việt Nam. Đây là lúc gia chủ thể hiện lòng thành, lễ phép với các thần linh, tổ tiên của mình, đồng thời cầu cho cuộc sống sau khi về nơi ở mới được hạnh phúc, bình an và nhiều tài lộc./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 21/12/2024