ISSN-2815-5823

Những hình ảnh nổi bật tại Tọa đàm "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ"

(KDPT) - Sáng 29/11, Tọa đàm "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ" đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Mới đây, tại tầng 18 Hội trường Diên Hồng, Eurowindow Office Building (số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội) đã diễn ra buổi Tọa đàm: "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ".

Tham dự tọa đàm có đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Vụ và Cục liên quan, cùng đại diện Viện Chiến lược Ngân hàng. Khách mời quốc tế có ông Ambrosio Barros - Trưởng đại diện văn phòng Đa quốc gia khu vực Mekong, Giám đốc Quốc gia IFAD Việt Nam, Lào, Myanmar và Thái Lan.

Bên cạnh đó, sự kiện còn có sự tham gia của các diễn giả và chuyên gia uy tín như GS.TS Đào Văn Hùng, PGS. TS Lê Văn Luyện, TS. Phạm Minh Tú, TS. Nguyễn Tú Anh, TS. Nguyễn Minh Phong... và các đại diện từ các tổ chức tài chính vi mô, bộ, ban, ngành, cơ quan liên quan cùng các tổ chức quốc tế, chuyên gia và các cá nhân quan tâm khác.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, khách mời đã trình bày tham luận và đưa ra nhiều ý kiến góp ý quan trọng nhằm thảo luận các chính sách thúc đẩy tài chính vi mô phù hợp với Chiến lược phát triển tài chính toàn diện Quốc gia và Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi. Đồng thời, tọa đàm cũng làm rõ thách thức hiện nay và đề xuất giải pháp cải thiện trên cơ sở pháp lý hiện hành. 

Dưới đây là một số hình ảnh tại Tọa đàm "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ":

Quang cảnh tọa đàm.
Quang cảnh tọa đàm.
Nhà báo Bùi Văn Khương - Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển phát biểu giới thiệu tọa đàm.
Nhà báo Bùi Văn Khương - Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển phát biểu giới thiệu tọa đàm.
Ông Ambrosio Barros - Trưởng đại diện văn phòng Đa quốc gia khu vực Mekong, Giám đốc Quốc gia IFAD Việt Nam, Lào, Myanmar và Thái Lan phát biểu khai mạc tọa đàm.
Ông Ambrosio Barros - Trưởng đại diện văn phòng Đa quốc gia khu vực Mekong, Giám đốc Quốc gia IFAD Việt Nam, Lào, Myanmar và Thái Lan phát biểu khai mạc tọa đàm.
Tham luận 1: Tài chính vi mô trong chiến lược tài chính toàn diện do TS. Phạm Minh Tú - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam trình bày.
Tham luận 1: Tài chính vi mô trong chiến lược tài chính toàn diện do TS. Phạm Minh Tú - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam trình bày.
Tham luận 2: Tài chính vi mô giúp giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững do PGS.TS Lê Văn Luyện - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, Thành viên Hội đồng HVNN nhiệm kỳ 2020-2025 trình bày.
Tham luận 2: Tài chính vi mô giúp giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững do PGS.TS Lê Văn Luyện - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, Thành viên Hội đồng HVNN nhiệm kỳ 2020-2025 trình bày.
Tham luận 4: Khó khăn và Thách thức khi thành lập TC-TCVM do bà Trần Thúy Linh - Giám đốc Chương trình TCVM VisionFund Việt Nam, trực thuộc tổ chức World Vision International trình bày.
Tham luận 4: Khó khăn và Thách thức khi thành lập TC-TCVM do bà Trần Thúy Linh - Giám đốc Chương trình TCVM VisionFund Việt Nam, trực thuộc tổ chức World Vision International trình bày.
TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế; Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (thứ ba từ trái qua) điều phối phiên thảo luận chung.
TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế; Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (thứ ba từ trái qua) điều phối phiên thảo luận chung.

Phiên Thảo luận chung "Phần I: Chia sẻ về thành tựu và thách thức đối với các Quỹ và Dự án TCVM" dưới sự điều phối của TS. Nguyễn Minh Phong cùng Đại diện từ các Quỹ Phát triển Phụ nữ thuộc Hội Phụ nữ các tỉnh.

Bà Triệu Thị Lý - Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Bắc Kạn phát biểu:
Bà Triệu Thị Lý - Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Bắc Kạn phát biểu: "Tôi có 2 đề xuất trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định 20, tôi đề xuất xem xét đối tượng tài chính vi mô. “Thu nhập thấp” hiện chưa có văn bản xác định, chưa quy định, chưa có chuẩn theo Ngân hàng Nhà nước quy định. Do đó tôi rất mong muốn Ngân hàng Nhà nước sớm trình Thủ tướng Chính phủ nghị định mới thay đổi Nghị định 20, trong đó có quy định này để tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức tài chính vi mô".
Bà Đỗ Thị Bích Thủy - Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình phát biểu:
Bà Đỗ Thị Bích Thủy - Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình phát biểu: "Theo tôi, các cơ quan Nhà nước nên dành sự quan tâm hơn nữa, cụ thể là sớm ban hành nghị định thay thế cho Quyết định số 20/2017 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó tạo điều kiện cho các đối tượng nghèo, cận nghèo có cơ hội vay vốn, phát triển sản xuất. Cần phải phát triển cân bằng giữa tín dụng và tiết kiệm".
Bà Đoàn Thị Lê An - Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Cao Bằng cho biết Quỹ đang gặp khó khăn do lãi suất thấp và mức vay cao từ các tổ chức tín dụng khác. Các tổ chức này áp dụng lãi suất từ 0,3%-0,5%/tháng với mức vay tối đa lên tới 120 triệu đồng, trong khi Quỹ chỉ có thể cung cấp tối đa 50 triệu đồng/hộ, theo Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bà Đoàn Thị Lê An - Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Cao Bằng cho biết Quỹ đang gặp khó khăn do lãi suất thấp và mức vay cao từ các tổ chức tín dụng khác. Các tổ chức này áp dụng lãi suất từ 0,3%-0,5%/tháng với mức vay tối đa lên tới 120 triệu đồng, trong khi Quỹ chỉ có thể cung cấp tối đa 50 triệu đồng/hộ, theo Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Hồ Minh Trung - Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai chia sẻ rằng cần xây dựng một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ hơn cho chương trình tài chính vi mô, đặc biệt để hỗ trợ các quỹ tài chính vi mô hoạt động hiệu quả. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy giáo dục tài chính tại các khu vực như Tây Nguyên, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tiết kiệm, quản lý chi tiêu và sử dụng tài chính hợp lý. Chỉ khi người dân hiểu rõ về các công cụ tài chính và tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân, họ mới có thể sử dụng các dịch vụ tài chính vi mô một cách hiệu quả và bền vững.
Ông Hồ Minh Trung - Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai chia sẻ rằng cần xây dựng một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ hơn cho chương trình tài chính vi mô, đặc biệt để hỗ trợ các quỹ tài chính vi mô hoạt động hiệu quả. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy giáo dục tài chính tại các khu vực như Tây Nguyên, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tiết kiệm, quản lý chi tiêu và sử dụng tài chính hợp lý. Chỉ khi người dân hiểu rõ về các công cụ tài chính và tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân, họ mới có thể sử dụng các dịch vụ tài chính vi mô một cách hiệu quả và bền vững.
Ông Nguyễn Bá Diệp - Đồng sáng lập MoMo cho biết tài chính vi mô hoàn toàn có thể số hoá. Trong thời kỳ Covid-19, MoMo đã giải ngân cho 370.000 khách hàng với số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Ông tin rằng 2/3 các tổ chức tài chính vi mô có thể được số hoá. MoMo hiện có hơn 30 triệu khách hàng và cung cấp các dịch vụ tài chính qua smartphone. Ông hy vọng có thể hợp tác với cơ quan Nhà nước để đưa công nghệ vào phát triển tài chính vi mô và đa dạng hoá sản phẩm.
Ông Nguyễn Bá Diệp - Đồng sáng lập MoMo cho biết tài chính vi mô hoàn toàn có thể số hoá. Trong thời kỳ Covid-19, MoMo đã giải ngân cho 370.000 khách hàng với số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Ông tin rằng 2/3 các tổ chức tài chính vi mô có thể được số hoá. MoMo hiện có hơn 30 triệu khách hàng và cung cấp các dịch vụ tài chính qua smartphone. Ông hy vọng có thể hợp tác với cơ quan Nhà nước để đưa công nghệ vào phát triển tài chính vi mô và đa dạng hoá sản phẩm.
Phần II của phiên thảo luận chung với sự tham gia của các diễn giả, chuyên gia (từ trái qua): Luật sư Vũ Quốc Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ VietED - Chương trình Tài chính vi mô VietED; PGS.TS Lê Văn Luyện - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng; TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế (điều phối); GS.TS Đào Văn Hùng - Nguyên viện trưởng việc chiếc lược và chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bà Trần Thuý Linh - Giám đốc Chương trình TCVM VisionFund Việt Nam, trực thuộc tổ chức World Vision International; Ông Hoàng Văn Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổ chức tài chính vi mô CEP.
Phần II của phiên thảo luận chung với sự tham gia của các diễn giả, chuyên gia (từ trái qua): Luật sư Vũ Quốc Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ VietED - Chương trình Tài chính vi mô VietED; PGS.TS Lê Văn Luyện - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng; TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế (điều phối); GS.TS Đào Văn Hùng - Nguyên viện trưởng việc chiếc lược và chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bà Trần Thuý Linh - Giám đốc Chương trình TCVM VisionFund Việt Nam, trực thuộc tổ chức World Vision International; Ông Hoàng Văn Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổ chức tài chính vi mô CEP.
Những hình ảnh nổi bật tại Tọa đàm
Những hình ảnh nổi bật tại Tọa đàm
Các chuyên gia, diễn giả cùng đưa ra những góc nhìn về tài chính vi mô trong bối cảnh hiện nay tại phiên thảo luận chung.
Các chuyên gia, diễn giả cùng đưa ra những góc nhìn về tài chính vi mô trong bối cảnh hiện nay tại phiên thảo luận chung.


Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 04/12/2024