ISSN-2815-5823
Anh Duy Vũ - Khánh Hà
Thứ hai, 11h24 27/03/2023

Phân tích chuyển động doanh nghiệp – góc nhìn về thực trạng cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam

(KDPT) - Hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng là lĩnh vực quan trọng nhất trong các hoạt động kinh doanh mà các tổ chức tín dụng hướng đến và mong muốn phát triển nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, như: việc áp dụng lãi suất, phí trong cho vay tiêu dùng chưa phù hợp; chưa minh bạch hóa trong hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng, nhiều lúc còn gian lận trong hoạt động; hoạt động quản lý nhà nước về cho vay tiêu dùng chưa được quan tâm nhiều dẫn đến nhiều sai phạm. Xuất phát từ những bất cập trên, tòa soạn Kinh doanh & Phát triển, triển khai Chuyên đề: "Phân

Căn cứ pháp lý

Cho vay tiêu dùng là hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân hàng ngày hoặc mua sắm hàng hóa, vật dụng gia đình. Họat động này có rủi ro tín dụng cao hơn các loại hình cho vay khác vì đối tượng khách hàng chủ yếu là người thu nhập trung bình trở xuống, độ tín nhiệm thấp, khó tiếp cận được vốn ngân hàng, hầu hết lại vay tín chấp (nếu có tài sản bảo đảm thì giá trị thấp, mất giá nhanh). Tuy nhiên, chi phí hoạt động cho vay tiêu dùng lại khá cao do các khoản vay thường có thời hạn rất ngắn (từ vài ngày đến 1 tháng), giá trị nhỏ (nhiều khoản vay chỉ vài triệu đồng), nhưng yêu cầu chung là phải làm thủ tục xét duyệt đơn giản, nhanh chóng, nhân viên tín dụng thường phải đến làm việc tận nơi với khách hàng với từng khoản vay nhỏ lẻ, vô hình chung làm tăng chi phí quản lý. Với đặc thù như trên, lãi suất cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng cao hơn các loại hình cho vay khác.

Hai nhóm chủ thể chính cung cấp dịch vụ tài chính tiêu dùng gồm các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Thông thường, các ngân hàng sẽ có mức lãi suất cho vay thấp, nhưng thủ tục giấy tờ và thời gian phê duyệt khoản vay phức tạp và lâu hơn tổ chức tín dụng. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng có thủ tục vay, bộ hồ sơ giấy tờ đơn giản, gọn nhẹ hơn, đi kèm là mức lãi suất cao hơn so với mức của các ngân hàng. Ví dụ, đối với mức lãi suất mua hàng trả góp, trong khi các ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình dao động từ 10 đến 25%/năm thì mức lãi suất của tổ chức tín dụng từ 55% đến trên 84%/năm. Những con số nói trên khi được công bố đã gây "sốc" cho nhiều người, bởi lãi suất áp dụng cho mua hàng trả góp hay vay tiêu dùng không thấp, nhưng nếu lãi suất cao như vậy không khác gì tín dụng "đen".

Gần đây, các hành vi xâm phạm quyền lợi của người vay tiêu dùng có xu hướng tăng cả về quy mô và mức độ phức tạp có khả năng gây ảnh hưởng, thậm chí là nghiêm trọng tới quyền lợi của người vay tiêu dùng.

Thông tư số 18 ngày 04 tháng 11 năm 2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng đã khắc phục những hạn chế, bất cập về hoạt động cho vay tiêu dùng của Thông tư 43/2016, tuy nhiên, thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng vẫn hiện nay còn một số bất cập như:

Thứ nhất, tranh chấp về các nội dung trong hợp đồng cho vay tiêu dùng như lãi suất, phí, thời hạn trả nợ,… trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng.

Nhiều khiếu nại của người vay tiêu dùng cho rằng, tại thời điểm ký kết hợp đồng vay tiêu dùng, nhân viên của các tổ chức tín dụng thường viện các lý do về thời gian, sếp gọi có việc nên ký gấp, lợi dụng khung thời gian gần cuối ngày để tranh thủ giải ngân… để hối thúc người tiêu dùng nhanh chóng ký mà ít để người vay tiêu dùng đọc, nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng nên các nội dung về lãi suất vay, các khoản phí và phạt trả nợ trước hạn không đúng với tư vấn của nhân viên khi tư vấn cho khách hàng. Sau khi ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng, nhân viên từ chối giao bản hợp đồng gốc để người tiêu dùng lưu giữ hoặc không cho phép người vay tiêu dùng sao chụp hợp đồng. Trong những trường hợp này, nhân viên tư vấn thường lấy lý do phải chuyển hợp đồng về công ty để lấy dấu, hẹn sẽ chuyển theo đường bưu điện cho người tiêu dùng sau. Khi người vay không có hợp đồng thì không có cơ sở để thực hiện và buộc theo ý của các tổ chức tín dụng.

Thứ hai, tổ chức tín dụng không ghi nhận, không giải quyết, kéo dài thời gian giải quyết yêu cầu của khách hàng vay tiêu dùng.

Khi có tranh chấp phát sinh, người vay tiêu dùng gặp nhiều khó khăn trong quá trình phản ánh và làm việc với các tổ chức tín dụng. Ví dụ, việc gọi điện tới tổng đài điện thoại của công ty thường tốn nhiều tiền cước, trả lời của nhân viên dài dòng, khó hiểu; nhân viên tổng đài không ghi nhận nội dung khiếu nại, dẫn tới, khi lần sau gọi lại, người vay tiêu dùng mất thêm thời gian để trình bày vụ việc,… Nhiều trường hợp người tiêu dùng không thể chứng minh được thời điểm gửi khiếu nại tới công ty tài chính do hình thức liên lạc qua điện thoại không được ghi nhận đầy đủ.

Thứ ba, có những hành vi đe dọa, quấy rối người tiêu dùng khi nhắc, thu hồi nợ.

Tại thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam trong những năm gần đây cũng đang ghi nhận số lượng lớn khiếu nại của người vay tiêu dùng liên quan đến hành vi thu hồi nợ của các bên liên quan, phổ biến là việc người đi vay, bạn bè, người thân của người đi vay liên tục nhận được các cuộc gọi, tin nhắn có nội dung đe dọa, quấy rối, làm phiền để buộc người vay tiêu dùng phải trả nợ. Các hành vi nêu trên đều được xem là có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người vay tiêu dùng.

Thứ tư, thông qua các gói lãi suất ưu đãi, thậm chí gói dịch vụ cho vay tiêu dùng 0% lãi suất.

Thời gian gần đây, các đơn vị cho vay kết hợp với các đơn vị bán hàng triển khai loại hình cho vay mới, trong đó, có nhiều ưu điểm cho vay tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như người tiêu dùng không được cảnh báo, cung cấp đầy đủ thông tin. Cụ thể, khi có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng sẽ được nhân viên giới thiệu gói tài chính hỗ trợ 0% lãi suất, người tiêu dùng chỉ phải trả góp tiền gốc hàng tháng. Trong tình huống đó, nếu người tiêu dùng không nhận định đầy đủ về tổng giá trị khoản vay, về các điều kiện đi kèm khi vay và chỉ tập trung vào mức tiền trả góp hàng tháng (thường là không lớn) thì rất dễ đi đến quyết định vay tiền để mua sắm. Với những trường hợp này, thường chỉ khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng mới nhận thấy những bất cập hoặc sự không phù hợp của khoản vay với năng lực tài chính của bản thân. Thực tế cho thấy, giao dịch tài chính là một hoạt động bao gồm nhiều nội dung phức tạp, có tính chuyên môn cao. Để giám sát và quản lý giao dịch này, hợp đồng cho vay là tài liệu quan trọng để xác định trách nhiệm của các bên, cũng như là bằng chứng để bảo vệ quyền lợi người vay tiêu dùng.

Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính Home Credit Việt Nam

Hiện nay việc cấp dịch vụ tài chính tiêu dùng chủ yếu được thực hiện gồm các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính. Các ngân hàng thường có mức lãi suất cho vay thấp, nhưng thủ tục giấy tờ và thời gian phê duyệt khoản vay phức tạp và lâu hơn các công ty tài chính. Trong khi đó, các công ty tài chính có thủ tục vay, hồ sơ giấy tờ đơn giản, gọn nhẹ hơn, đi kèm là mức lãi suất cao hơn so với mức của các ngân hàng. Gần đây, các hành vi xâm phạm quyền lợi của người vay tiêu dùng của các công ty tài chính có xu hướng tăng cả về quy mô và mức độ phức tạp có khả năng gây ảnh hưởng, thậm chí là nghiêm trọng tới quyền lợi của người vay tiêu dùng.

Phân tích chuyển động doanh nghiệp – góc nhìn về thực trạng cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam
Ứng dụng mới - giải pháp tìa chính số toàn diện nhưng liệu có an toàn hiệu quả, mức lãi suất có "dễ thở" cho người tiêu dùng, khách hàng (?).

Từ thực tế trên, nhóm phóng viên Tạp chí Kinh doanh & Phát triển đã triển khai Chuyên đề nghiên cứu: "Phân tích chuyển động doanh nghiệp – góc nhìn thực trạng cho vay tài chính tiêu dùng". Qua đó. đã nhận được những thông tin phản ánh đa chiều, tồn tại nhiều bấp cập trong hoạt động kinh doanh cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam.

Theo hồ sơ nghiên cứu và khảo sát thực tiễn, Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (sau đây gọi tắt là Home Credit) được thành lập và hoạt động tại Việt Nam năm 2008, cung cấp các sản phẩm tài chính tiêu dùng trả góp hàng đầu Việt Nam với ưu điểm vượt trội: nhanh chóng, tiện lợi và thân thiện. Home Credit hiện có trụ sở chính tại TP.HCM, chi nhánh tại Hà Nội, 8 văn phòng đại diện và hơn 9.000 điểm phục vụ tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

Home Credit hiện là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng tại Việt Nam. Gần 6.000 nhân viên Home Credit phục vụ hơn 12 triệu khách hàng với ba sản phẩm chính là cho vay trả góp xe máy, cho vay trả góp đồ gia dụng – điện tử và cho vay trả góp đồ gia dụng – điện tử và cho vay trả góp tiền mặt. Bên cạnh đó, Home Credit còn không ngừng phát triển, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng mong đợi của khách hàng như dịch vụ mới cho phép khách hàng thanh toán các chi phí giáo dục, y tế và thẻ tín dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không ít "lùm xùm" xung quanh việc cho vay của Home Credit bị nhiều người tiêu dùng khiếu nại về việc mập mở trong hoạt động cho vay, lãi suất, đòi nợ kiểu đe dọa, quấy rối, ép buộc khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn.

Để tìm hiểu rõ hơn về những phản ánh này, với vai trò là người tiêu dùng, khách hàng phóng viên Tạp chí Kinh doanh & Phát triển đã trực tiếp ghi nhận thực tế về hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam.

Phóng viên đã liên hệ với chị Nguyễn Thị H (tên nhân viên đã được thay đổi) - Chuyên viên tư vấn tài chính Home Credit qua số điện thoại 0981*****0 để được tư vấn. Với đề nghị vay tiền mặt là 15 triệu đồng, thời hạn 12 thàng. Người này thông báo bên vay trả góp vốn và lãi 1.741.000 đồng/tháng.

Tình ra số tiền tất toán sau 12 tháng là 1.741.000 x 12 = 20.892.000 đồng rồi trừ cho số tiền dự định vay 15 triệu đồng, có được số tiền lãi là 5.892.000 đồng, tính ra lãi suất vay 39,28%/năm.

Phân tích chuyển động doanh nghiệp – góc nhìn về thực trạng cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam

Ảnh chụp màn hình website vaytienmat.homecredit.vn được nhân viên Home Credit cung cấp.

Nhận thấy mức lãi suất này ngang ngửa với công ty tài chính khác nên chúng tôi quyết định vay 15 triệu đồng. Lập tức, nhân viên Home Credit gửi đường link vaytienmat.homecredit.vn và hướng dẫn chúng tôi dùng điện thoại di động để đăng ký khoản vay. "Sau khi Home Credit gửi tin nhắn thông báo đồng ý cho vay, anh đến gặp tôi để làm thêm một số thủ tục rồi ký hợp đồng vay vốn" - nhân viên Home Credit căn dặn.

Tuy nhiên, người này trả lời rất đơn giản: "Phí bảo hiểm đã nằm trong số tiền trả góp hằng tháng, còn tiền phạt trả nợ trước hạn là 10% số tiền vay. Tụi em không tiết lộ các biện pháp xử lý khi người vay không trả được nợ. Còn việc bán khoản nợ của khách hàng cho đơn vị khác thì công ty tài chính nào cũng làm như vậy".

Phân tích chuyển động doanh nghiệp – góc nhìn về thực trạng cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam
vaytienmat.homecredit.vn thu thập thông tin người tiêu dùng, khách hàng.

Truy cập vào vaytienmat.homecredit.vn, chúng tôi đăng ký vay 15 triệu đồng trong vòng 12 tháng. Hệ thống của Home Credit yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã xác thực OTP; đồng thời chấp nhận cho Home Credit thu thập, sử dụng thông tin trên điện thoại. Đặc biệt, Home Credit còn gợi ý chúng tôi mua bảo hiểm với mức phí 1.082.000 đồng, nếu không các bước đăng ký tiếp theo sẽ không thực hiện được.

Sau khi điền đầy đủ thông tin cá nhân, chụp ảnh chân dung, CMND, giấy phép lái xe…. Khoảng 15 phút sau, Home Credit thông báo "đồng ý cho vay".

Phân tích chuyển động doanh nghiệp – góc nhìn về thực trạng cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam
Một gói vay 40.000.000 đồng được mời trên app Home Credit với số tiền trả góp lên tới 2.423.000 đồng trong vòng 36 tháng.

Sau đó, nhân viên Home Credit tiếp tục yêu cầu chúng tôi tải app Home Credit về điện thoại để xem hồ sơ vay. Theo đó, ứng dụng thể hiện hợp đồng tín dụng ghi số tiền vay là 16.082.000 đồng, lãi suất 49,68%/năm, tổng số tiền thanh toán gồm vốn và lãi 20.881.000 đồng. Bên vay chỉ được trả nợ trước hạn sau khi trả góp được 4 tháng, đồng ý cho Home Credit được toàn quyền bán nợ cho công ty mua bán nợ. Trong trường hợp bán nợ, nếu bên vay không đồng ý thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày Home Credit thông báo bán nợ, người vay phải thanh toán hết số nợ, nếu không bên cho vay sẽ bán khoản nợ đó…

Riêng đơn đề nghị vay vốn đã được Home Credit cài đặt nội dung: Số tiền đề nghị vay là 16.082.000 đồng gồm: phí bảo hiểm 1.082.000 đồng và số tiền giải ngân cho người vay 15 triệu đồng; đồng thời bên vay đồng ý cho Home Credit chia sẻ thông tin cá nhân và các thông tin của khoản vay cho bên thứ 3…

Phân tích chuyển động doanh nghiệp – góc nhìn về thực trạng cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam

Chúng tôi tỏ ra băn khoăn về số tiền đề nghị vay, nhân viên Home Credit giải thích số tiền này bao gồm tiền giải ngân 15 triệu đồng và tiền phí bảo hiểm 1.082.000 đồng. Riêng tiền phí bảo hiểm, công ty đã thay thế khách hàng thanh toán cho bên bán. Khi khách hàng gặp rủi ro về sức khỏe, tính mạng, công ty bảo hiểm sẽ thay thế người vay trả nợ cho Home Credit.

Cụ thể, chúng tôi lấy tổng số vốn và lãi phải trả là 20.881.000 đồng trừ cho số tiền vay 16.082.000 đồng, tính ra chi phí vay vốn chỉ 4.799.000 đồng. Còn khi lấy tổng số vốn và lãi 20.881.000 đồng trừ cho số tiền thực nhận 15 triệu đồng thì chi phí vay bị đội lên 5.881.000 đồng. Đây là một bất hợp lý vì với số tiền thực nhận, người vay phải tăng thêm chi phí vay vốn (lãi suất + phí bảo hiểm) cao hơn rất nhiều so với số tiền vay.

Về việc người tiêu dùng, khách hàng, vì lý do bất khả kháng không trả lãi được đúng hạn, không trả được gốc thì như thế nào? Nhân viên tư vấn của Home Credit đã tư vấn các giải pháp gì với người vay, Tạp chí Kinh doanh và Phát triển sẽ tiếp tục trong số chuyên đề sau.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024