Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, doanh nghiệp Việt lan tỏa văn hóa “Người Việt dùng hàng Việt”
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2024, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn chia sẻ về triển vọng kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu sẽ không có đột phá. Do đó, kích cầu tiêu dùng nội địa lúc này là giải pháp thiết thực nhất góp phần vào tăng trưởng kinh tế nước nhà. Đặc biệt là gắn với cuộc vận động "Người Việt dùng hàng Việt", hướng vào các doanh nghiệp nội địa. Với vị thế dẫn đầu thị trường tiêu dùng bán lẻ Việt Nam, Masan thấu hiểu tầm quan trọng của điều này và quyết liệt triển khai nhiều chiến lược xuyên suốt từ nhiều năm nay.
Phát triển nhãn hàng riêng
Siêu thị WinMart hiện đại với đa dạng chủng loại hàng hóa được trưng bày dựa trên cơ sở dữ liệu lớn. |
Trong bối cảnh tình hình kinh tế chung còn nhiều khó khăn, hàng nhãn riêng do chính các nhà bán lẻ sản xuất đang ngày càng được người tiêu dùng quan tâm nhờ vào mức giá cạnh tranh. Không ngoại lệ, chuỗi bán lẻ của Masan cũng bắt kịp với xu hướng này. Bên cạnh việc chủ động hợp tác với các nhà cung cấp để gia tăng danh mục hàng hóa thì WinCommerce (công ty thành viên thuộc Masan Group) còn đồng thời phát triển hàng nhãn riêng nhằm mang tới sản phẩm chất lượng, tiết kiệm, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Nhiều năm liên tiếp hưởng ứng “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, WinCommerce đã đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt trong hệ thống, với tỷ lệ hàng hóa đạt trên 90%. Việc sản xuất hàng nhãn riêng của nhà bán lẻ cũng góp phần nâng tầm hàng hóa Việt, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại và đặc biệt giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi tiêu.
Bốn nhãn hàng riêng đặc trưng của nhà bán lẻ thuộc Masan bao gồm: WinMart Good (thực phẩm khô); WinMart Cook (thực phẩm chế biến); WinMart Home (đồ gia dụng); WinMart Care (chăm sóc cá nhân) hiện có giá thành rẻ hơn 10-20% so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường.
WinMart mang tới người tiêu dùng nguồn hàng thực phẩm phong phú, chất lượng. |
Bên cạnh đó, để góp phần tăng sức cạnh tranh của nhãn hàng riêng nói riêng và hàng Việt nói chung, WinCommerce tích cực triển khai nhiều hoạt động giúp người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm. Đơn cử như việc ứng dụng hệ thống logistics nội bộ Supra, giúp giảm 11% chi phí đơn vị trên mỗi sản phẩm cung ứng tại chuỗi hệ thống cửa hàng, siêu thị. Song song đó, doanh nghiệp này còn ra mắt chương trình hội viên WIN, giúp người tiêu dùng giảm thêm 20% khi mua các sản phẩm thịt mát MEATDeli, rau củ WinEco. Đặc biệt, trong mùa mua sắm Tết Giáp Thìn, chuỗi bán lẻ của Masan còn “tung” các khuyến mãi lên đến 50% cho hàng trăm mặt hàng tại khắp các cửa hàng, siêu thị toàn quốc.
“Cao cấp hóa” sản phẩm
Người dân các nước phát triển luôn ưu tiên sử dụng sản phẩm nội địa, như tại Nhật Bản, dùng hàng nội địa đã trở thành văn hóa. Tại Việt Nam, "Người Việt dùng hàng Việt" không chỉ dừng lại là một phong trào, khi người dân ngày càng nhìn nhận đúng đắn về chất lượng các sản phẩm nội địa cũng như có ý thức ủng hộ các nhà sản xuất trong nước.
Thấu hiểu điều này, trong năm 2023, Masan Consumer (công ty thành viên thuộc Masan Group) tích cực triển khai nhiều chiến lược đổi mới sáng tạo phục vụ người tiêu dùng trong nước. Đơn cử như chiến lược “cao cấp hóa” sản phẩm được doanh nghiệp này quyết liệt triển khải trong năm vừa qua. Đơn cử như màn "khởi động" đầu năm 2023 với việc ra mắt sản phẩm Phở Story, kết hợp cùng phở Thìn Bờ Hồ - quán phở gia truyền từ năm 1955. Song song đó, lẩu tự sôi Omachi cũng là một điểm sáng của chiến lược “cao cấp hóa” khi liên tục “gây bão” trên hàng loạt mạng xã hội, được người tiêu dùng đón nhận tích cực. Đối với ngành hàng sản phẩm chăm sóc gia đình, cá nhân, Masan Consumer ra mắt bột giặt Joins 2 trong 1 với chức năng vừa giặt vừa xả mà giá chỉ ngang bằng các loại bột giặt không tích hợp tính năng xả vải.
WinMart với không gian mua sắm mới mẻ kết hợp cùng các chương trình ưu đãi lớn thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. |
Những thành tích vượt trội trong năm qua vừa là động lực vừa là thử thách cho doanh nghiệp trong 2024. Để nối tiếp đà tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng có thương hiệu, thúc đẩy văn hóa “Người Việt dùng hàng Việt”, Ban lãnh đạo Masan đã có những bước chuẩn bị ngay từ năm 2023.
Thứ nhất, doanh nghiệp đã chốt giá toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào sản xuất cho cả năm 2024 nhằm bảo vệ lợi nhuận trước những rủi ro biến động giá cả.
Thứ hai, trong năm 2024, Masan sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cao cấp hóa sản phẩm tập trung vào ngành hàng gia vị, thực phẩm tiện lợi, chăm sóc gia đình, cá nhân.
Thứ ba, doanh nghiệp sẽ triển khai mô hình ra mắt sản phẩm mới. Cụ thể, để tăng tỷ lệ thành công và tối ưu hóa thời gian ra mắt, Masan “tung” các sản phẩm mới lên chuỗi cửa hàng, siêu thị WinMart/WinMart+/WIN và các kênh digital. Trong năm 2023, động thái này đã giúp doanh thu đổi mới (doanh thu của các sản phẩm mới) đạt 1.284 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái, tạo động lực cho Ban lãnh đạo tiếp tục triển khai trong năm 2024.
Năm 2024, Masan dự kiến đạt lợi nhuận sau thuế cốt lõi Pre-MI (trước phân bổ cổ đông thiểu số) sẽ nằm trong khoảng 2.290 đến 4.020 tỷ đồng. Trong kịch bản tích cực, lợi nhuận Masan tăng trưởng mạnh gấp đôi so với mức 1.950 tỷ đồng của năm 2023.
Chương trình Hội viên WIN tiết kiệm 20% cho các sản phẩm rau sạch WinEco và thịt MEATDeli tiếp tục được triển khai trên toàn hệ thống. |
Với lợi thế hệ sinh thái tiêu dùng, bán lẻ toàn diện hàng đầu Việt Nam, Masan có đầy đủ năng lực triển khai chiến lược thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giúp lan tỏa văn hóa “Người Việt dùng hàng Việt” vì mục tiêu chung tăng trưởng kinh tế./.