10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật nhất năm 2024
Theo GS.TS. Chu Hoàng Hà - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, những sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024 phản ánh một phần bức tranh khoa học trong năm với nhiều biến chuyển sâu sắc. Các lĩnh vực được bình chọn gồm: Cơ chế chính sách; Khoa học, công nghệ ứng dụng; Khoa học xã hội và nhân văn; Tôn vinh nhà khoa học.
Dưới đây là 10 sự kiện được bình chọn và công bố:
1. Thống nhất chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Ngày 25/11/2024, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương tải khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam. Ngày 30/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, Quốc hội ra Nghị quyết tiếp tục thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; đồng thời giao Chính phủ khẩn trương chỉ đạo bố trí nguồn lực thực hiện theo kết luận của cấp có thẩm quyền.
2. Ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050
Ngày 21/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Chiến lược định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam đến năm 2050 theo lộ trình 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (2024-2030) có những mục tiêu: Thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, 01 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn; phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng trong một số ngành lĩnh vực.
3. Thực hiện chủ trương hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông
Ngày 06/12/2024, Chính phủ đã ban hành kế hoạch định hướng sắp xếp, tỉnh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ. Theo đó, Chính phủ định hướng duy trì 8 bộ, cơ quan ngang bộ (có sắp xếp, tỉnh gọn tổ chức bộ máy bên trong), đồng thời, sắp xếp, hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang bộ. Trong đó, hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Công bố Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương
Ngày 12/3/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa a phương, đồng thời, công bố bảng xếp hạng đổi mới sáng tạo tạo cấp địa phương năm 2023 của 63 tỉnh/thành phố, trong đó, thành phố Hà Nội đạt điểm số cao nhất, tiếp theo là thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng.
5. Viện Vật lý Địa cầu làm chủ công nghệ quan trắc, báo tin động đất
Viện Vật lý Địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan đầu mối được giao thực hiện nhiệm vụ báo tin động đất và cảnh báo sóng thần ở Việt Nam theo Quy chế của Chính phủ. Để phục vụ công tác này, đến nay, Viện Vật lý Địa cầu đang vận hành gần 100 trạm quan trắc động đất trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Từ ngày 01/1/2024 đến 05/12/2024, Trung tâm đã ghi nhận được 463 trận động đất có độ lớn dao động trong khoảng từ 2,4 đến 5,0 độ theo thang Mô men trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam.
Trong số này có 59 trận động đất có độ lớn M ≥ 3.5 đã được thông báo đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Viện cũng đã thiết lập mạng trạm quan trắc động đất để đánh giá nguy hiểm động đất phục vụ Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học, công nghệ hạt nhân tại Đồng Nai. Năm 2024, Viện Vật lý Địa cầu được giao nhiệm vụ phối hợp với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Thông minh (ARIST) thuộc Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào thiết lập Phòng thí nghiệm dữ liệu và truyền thông về thiên tai cho CHDCND Lào; đồng thời tổ chức khóa đào tạo, chuyển giao công nghệ về quan sát động đất cho phía của Lào.
6. Viettel vận hành trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam
Tháng 4/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đưa vào hoạt động Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc với công suất 30MW, lớn nhất tại Việt Nam. Viettel triển khai công nghệ mới nhất để xây đựng trung tâm đã liệu xanh. Đây là trung tâm dữ liệu đầu tiên của Việt Nam được thiết kế công suất cao, gấp 2 lần mức trung bình, nhằm đáp ứng xu thế phát triển của Al với yêu cầu về các con chip hiệu năng cao, gia tăng khả năng tính toán.
7. Techfest 2024 và 10 năm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia năm 2024 (Techfest 2024) diễn ra tại TP Hải Phòng từ 26-28/11/2024 với chủ đề “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam". Trong lần thứ 10 tổ chức, Techfest 2024 đánh dấu những thành tựu nổi bật với gần 10.000 lượt người tham dự, quy tụ hơn 1.100 diễn giả và chuyên gia hàng đầu, tạo cơ hội chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kết nối với hơn 200 đại diện quốc tế.
8. FPT xây dựng Trung tâm trí tuệ nhân tạo trị giá hơn 4.300 tỷ đồng
Ngày 18/8/2024, Liên danh FPT Quy Nhơn (thuộc Tập đoàn FPT) phối hợp với UBND tỉnh Bình Định chính thức khởi công Dự án Trung tâm AI và đô thị phụ trợ tại tại TP Quy Nhơn. Dự án có quy mô hơn 93,2 ha, tổng vốn đầu tư 4.362 tỷ đồng. Trung tâm AI được xác định là nơi nghiên cứu, đào tạo, sản xuất phần mềm, hỗ trợ chuyển đổi số, cung cấp giải pháp an ninh mạng, an ninh xã hội, Al phục vụ con người, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị dịch vụ.
9. Phát hiện khu cư trú người tiền sử niên đại 8.000 năm ở Bắc Kạn
Do nằm gần Vườn quốc gia Ba Bể, hệ thống di tích trên cần được bảo tồn và phát huy giá trị, có tiềm năng kinh tế du lịch, về nguồn trong kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương. Hiện tại, các cơ quan chuyên môn đã có kế hoạch để nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn các di tích nói trên, trong đó có việc khai quật hang Kẹm Liềm trong thời gian tới. Trong khoảng 10 năm qua, các di chỉ về người tiền sử liên tục được phát triển trong các hệ thống hang động ở tỉnh Bắc Kạn.
10. Người Việt đầu tiên đoạt giải thưởng thiên văn quốc tế Đài Loan (Trung Quốc)
Đây là giải thưởng được tổ chức thường niên từ năm 2012. Mỗi năm, Ban tổ chức sẽ chọn ra 1-2 nhà khoa học độ tuổi dưới 45, không phân biệt quốc gia, sắc tộc trên thế giới để trao giải.
Năm 2024, PGS.TS. Hoàng Chí Thiêm (45 tuổi, hiện làm việc tại Viện Nghiên cứu khoa học thiên văn vũ trụ Hàn Quốc và Đại học Khoa học công nghệ Hàn Quốc), quốc tịch Việt Nam, đã đạt Giải thưởng bài giảng cho nhà thiên văn học trẻ toàn thế giới năm 2024 do Đại học Trung ương Đài Loan tặng. Ông là người Việt Nam đầu tiên, đồng thời là người thứ 4 đang làm việc ở châu Á đạt giải thường này.
Giải thưởng do Hội đồng quốc tế gồm các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực thiên văn và vật lý thiên văn đề cử, đánh giá và lựa chọn trao tặng. Ủy ban giải thưởng đánh giá, PGS.TS. Hoàng Chí Thiêm có nền tảng học thuật sâu và kinh nghiệm nghiên cứu phong phú. Ông đạt được nhiều thành tựu xuất sắc trong các lĩnh vực như bụi vũ trụ, sự ra đời của các ngôi sao và quá trình hình thành hành tinh. Nghiên cứu của ông đã làm sâu sắc thêm hiểu biết của cộng đồng về vật chất liên sao và sự tiến hóa của các hệ hành tỉnh trong vũ trụ, đồng thời, có đóng góp quan trọng trong nghiên cứu về nền vũ trụ vi sóng.
Năm 2022, PGS.TS Hoàng Chỉ Thiêm cũng là người Việt đầu tiên nhận Giải thưởng khoa học do Hội Thiên văn Hàn Quốc tặng với những đóng góp trong 10 năm của ông cho ngành./.
- Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng hỗ trợ đắc lực trong việc dạy học
- Cần áp dụng chuyển đổi xanh trong phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp