Tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trẻ
Nguồn nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay
Sáng 3/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển phối hợp cùng Viện Kinh tế Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta giai đoạn 2021-2030”.
Tại hội thảo, ThS. Nguyễn Thị Hà - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hoá, việc một cá nhân tham gia vào nhiều công việc, ngành nghề hoặc lĩnh vực khác nhau cùng lúc đã trở nên phổ biến. Không còn là điều hiếm gặp khi một cá nhân tham gia vào nhiều công ty hoặc doanh nghiệp, thậm chí là xuyên quốc gia, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các mạng lưới nhân lực quốc tế.
Do đó, một nhân lực khoa học công nghệ trẻ ngày nay không còn bị giới hạn trong khuôn khổ một quốc gia hay một tổ chức duy nhất, mà có thể tham gia, làm việc và đóng góp cho nhiều doanh nghiệp khác nhau trên toàn cầu. Sự kết nối và liên kết mạng lưới nhân lực toàn cầu tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt, nơi các nhân lực khoa học công nghệ trẻ có thể cống hiến năng lực và sáng tạo của mình cho nhiều công ty, doanh nghiệp mà không cần bị ràng buộc về vị trí địa lý hay phạm vi hoạt động.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn thường thiếu nguồn lực tài chính và nhân lực dồi dào. Trong khi các doanh nghiệp lớn có thể dễ dàng tiếp cận và tuyển dụng nhân lực chất lượng cao từ khắp nơi trên thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng nguồn nhân lực khoa học công nghệ trẻ thông qua mô hình làm việc linh hoạt và hợp tác quốc tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng đổi mới sáng tạo.
Giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở Việt Nam
Trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc áp dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) không chỉ là một xu hướng phát triển mà đã trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) chủ yếu được áp dụng trong các hoạt động sản xuất, như đầu tư máy móc thiết bị, quản lý nguyên liệu đầu vào, kiểm soát chất lượng sản phẩm, và xử lý môi trường, rác thải. Trong khi đó, các hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin, chuyển đổi số, quản lý đầu ra thị trường, bán hàng, nhân sự,marketing, PR và truyền thông lại phổ biến hơn trong lĩnh vực kinh doanh.
Theo TS. Lê Văn Hùng - Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng đã đưa ra một số giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong nhà nước và ngoài nhà nước ở Việt Nam.
Đối với các nhân lực khoa học khu vực ngoài nhà nước, theo TS. Lê Văn Hùng thì việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh nhằm khuyến khích phát triển doanh nghiệp đầu tư cho KHCN là cần thiết. Cùng với đó, đảm báo sự bình đẳng trong tiếp cận chính sách về đào tạo, thu hút, đánh giá, sử dụng, trọng dụng, tôn vinh nhân lực KHCN trong khu vực doanh nghiệp.
TS. Lê Văn Hùng nhìn nhận rằng, cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào NCPT đủ mạnh, nhất là về qui định, thủ tục hỗ trợ ưu đãi. Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ về thủ tục, đất đai, thuế, vốn vay ưu đãi để các doanh nghiệp, tập đoàn, thành lập các trung tâm, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo.
Đối với các nhân lực khoa học trong khu vực nhà nước, TS. Lê Văn Hùng cho biết cần nỗ lực đẩy mạnh, ưu tiên đầu tư nguồn lực tạo điều kiện môi trường làm việc. Gắn quy hoạch phát triển KTXH với phát triển nhân lực khoa học công nghệ. Ông Hùng nhấn mạnh cần thay đổi căn bản cơ chế đãi ngộ, trọng dụng, sử dụng nhân lực khoa học và Thay đổi chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học.
Tác động của AI mang đến cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực khoa học trẻ
Theo PGS.TS. Bùi Quang Tuấn - Phó Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam, trí tuệ nhân tạo (AI) và cách mạng công nghiệp 4.0(CM40) khiến nền kinh tế toàn cầu đang trải qua những thay đổi sâu sắc, tác động đến tất cả các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.
AI không chỉ làm biến đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp mà còn định hình lại mối quan hệ giữa con người và công nghệ, mở ra những cơ hội mới nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức không nhỏ. Trong tình hình này,nhân lực trẻ, với sự năng động, sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh chóng, đóng vai tròvô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới và phát triển bền vững cho các doanhnghiệp vừa và nhỏ (SME), PGS.TS Bùi Quang Tuấn nhận định.
Sự gia tăng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ, không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn góp phần giảm chi phí đáng kể. Theo các dự báo, thị trường AI toàn cầu sẽ đạt khoảng 190 tỷ USD vào năm 2025, mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng AI không chỉ là một công nghệ mới mà còn là một yếu tố then chốt trong việc định hình tương lai của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, theo ông Tuấn thì AI cũng mở ra cơ hội việc làm mới hấp dẫn cho lực lượng trẻ: Sự phát triển của AI và công nghệ mới tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, hấp dẫn cho lực lượng lao động trẻ. Những công việc này thường yêu cầu kỹ năng cao và khả năng sáng tạo, từ đó giúp nhân viên trẻ phát triển sự nghiệp một cách bền vững.
Tại hội thảo, PGS.TS. Bùi Quang Tuấn cũng đưa ra giải pháp chính sách đối với Chính phủ và các tổ chức xã hội có thể được đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI). Trước hết, cần xây dựng các chính sách hỗ trợ, bao gồm việc ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích nghiên cứu và phát triển công nghệ. Đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học), là rất quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai.
Chính sách đối với Chính phủ và các tổ chức xã hội có thể được đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI). Trước hết, cần xây dựng các chính sách hỗ trợ, bao gồm việc ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích nghiên cứu và phát triển công nghệ. Đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học), là rất quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), việc đầu tư vào đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên trẻ, là rất cần thiết.
"Doanh nghiệp cần xây dựng môi trường làm việc sáng tạo, tạo điều kiện để nhân viên tự do sáng tạo và đưa ra ý tưởng mới. Hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu để tìm kiếm các đối tác trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cũng là một giải pháp quan trọng".
Cuối cùng,tham gia các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sẽ giúp SMEs tìm kiếm các cơ hội để phát triển các ý tưởng kinh doanh, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, ông Tuấn nhấn mạnh./.
- Công nghệ trợ lý ảo sẽ hỗ trợ tăng tính minh bạch trong dịch vụ công
- Ứng dụng công nghệ như thế nào để tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng ?