Bán khống là gì, đặc điểm của bán khống trong chứng khoán?
Bán khống là gì?
Bán khống (short selling) được hiểu là hoạt động bán tài sản mà người bán khống không sở hữu vào thời điểm thực hiện giao dịch. Có thể coi bán khống là một chiến lược đầu tư cho phép sinh lời từ việc giá cổ phiếu giảm, nhưng không dành cho tất cả mọi người.
Ở thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ được bán khi đã nắm giữ cổ phiếu trong tay. Còn với thị trường phái sinh, nhà đầu tư mượn chứng khoán từ tài khoản của nhà môi giới và bán trong trường hợp dự đoán giá chứng khoán sẽ giảm trong tương lai, sau đó mua lại với giá thấp hơn trong tương lai nhằm thu lợi.
Tại Việt Nam, hình thức bán khống chứng khoán hiện được quy định và thực hiện theo Thông tư 120/2020/TT-BTC.
Căn cứ theo khoản 11 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC đã đưa ra khái niệm "Giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm", và đặt ra mốc đầu tiên cho hoạt động bán khống được công nhận và chính thức tại Việt Nam, cụ thể như sau:
11. Giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm (sau đây gọi là giao dịch bán khống có bảo đảm) là giao dịch bán chứng khoán đã được vay trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Người bán sau đó có nghĩa vụ mua lại số chứng khoán đó để hoàn trả khoản đã vay.
Ví dụ: Bạn vay 1.000 cổ phiếu B., sau đó bán trên thị trường chứng khoán với giá 110.000 đồng/cp, nhận về 110 triệu đồng. Nếu giá cổ phiếu B. giảm 5.000 đồng/cp, bạn dùng 110 triệu đồng của mình mua lại 1.000 cổ phiếu V. chỉ với giá 105 triệu đồng. Như vậy, bạn kiếm được 5 triệu đồng khi bán khống.
Ngược lại, cổ phiếu V. tăng 5.000 đồng/cp, bạn sẽ phải mua lại số cổ phiếu trên với giá 115 triệu đồng, tức là lỗ 5 triệu đồng.
Bán khống chứng khoán nhằm mục đích gì?
Bán khống chứng khoán có 2 mục đích như sau:
Thứ nhất, thu lợi nhuận từ giao dịch: Nhà đầu tư nhận thấy xu hướng giảm giá của mã cổ phiếu trong tương lai. Lúc này, người chơi thực hiện bán khống để thúc đẩy việc giảm giá của cổ phiếu và tối đa lợi nhuận. Khi mã cổ phiếu giảm giá theo đúng kỳ vọng, nhà đầu tư mua vào với giá thấp để hưởng khoản chênh lệch.
Thứ hai, phòng ngừa rủi ro từ thị trường: Nhà đầu tư muốn giảm tối đa tổn thất với một mã cổ phiếu khi thị trường có những biến động khó lường, đi ngược với dự đoán.
Bán khống chứng khoán ở Việt Nam có hợp pháp không?
Bán khống chứng khoán là một hoạt động phổ biến trên thị trường, mang lại cơ hội thu lợi nhuận lớn. Bên cạnh đó, nó còn được coi là một hình thức đầu cơ và có khả năng thao túng thị trường, gây ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư khác.
Vì vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam đã cấm hoạt động bán khống nhưng trên thực tế, vẫn có tình trạng bán khống xảy ra giữa các cá nhân thông qua việc vay mượn từ các nhà đầu tư khác. Mặc dù phức tạp và mang nhiều rủi ro, tình trạng này hiện vẫn diễn ra trên thị trường.
Đặc điểm của bán khống trong chứng khoán
Bán khống có 3 đặc điểm chính là:
- Người bán không sở hữu cổ phiếu: Bán khống là một giao dịch mà người bán không thực sự sở hữu cổ phiếu đang được bán mà sẽ vay nó từ một môi giới hay đại lý. Thông qua đó, nhà đầu tư thực hiện đặt lệnh bán và người bán có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu vào thời điểm nào đó trong tương lai để hoàn trả lại.
- Lợi nhuận từ việc giảm giá cổ phiếu: Cho phép nhà đầu tư thu lợi nhuận từ cổ phiếu giảm giá. Dựa vào những kỹ thuật phân tích chứng khoán mà người bán kỳ vọng thu lợi từ việc bán cổ phiếu khi giá cao và sau đó mua lại sau khi giá đã giảm.
- Bán khống là một loại rủi ro: Bản chất bán khống là một loại rủi ro, thậm chí có tỷ lệ rủi ro cao. Việc này có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng tổn thất mà nó mang lại cũng không hề nhỏ nếu như giá trong tương lai không giảm mà tiếp tục tăng.
- CTCP Chứng khoán VIX ai làm chủ, kinh doanh ra sao?
- Những app đầu tư chứng khoán uy tín nhất trên thị trường