ISSN-2815-5823
Phương Anh
Thứ tư, 17h33 04/09/2024

Break trong chứng khoán là gì? Cách xác định điểm break out

(KDPT) - Break trong chứng khoán là gì và có ý nghĩa như thế nào trong giao dịch? Làm thế nào để xác định được điểm break out?

Break trong chứng khoán là gì?

Break là thuật ngữ dùng để chỉ hành động giá cổ phiếu  phá vỡ một mức giá quan trọng, có thể là mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Khi giá cổ phiếu vượt qua một mức kháng cự, điều này thường được xem như một tín hiệu tích cực cho thấy giá có thể tiếp tục tăng lên. Ngược lại, khi giá phá vỡ mức hỗ trợ, điều này có thể báo hiệu rằng giá có thể tiếp tục giảm.

Break là thuật ngữ dùng để chỉ hành động giá cổ phiếu phá vỡ một mức giá quan trọng
Break là thuật ngữ dùng để chỉ hành động giá cổ phiếu phá vỡ một mức giá quan trọng

Cách xác định điểm Break out

Để xác định một điểm break out, các nhà đầu tư có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm:

- Sử dụng giá đóng cửa và ngưỡng lọc nhận biết đúng break out: Sử dụng giá đóng cửa, có thể là nến giờ, nến ngày hay nến tuần phụ thuộc vào khung giờ giao dịch nhà đầu tư lựa chọn là điều rất quan trọng khi theo chiến lược breakout. So với giá đang khớp (realtime trên bảng điện tử) thì giá đóng cửa sẽ có mức tin cậy cao hơn vì đây là giá cuối cùng trong khung thời gian đó mà bên mua và bán bán cân bằng với nhau. Hơn nữa, nhà đầu tư cũng quan tâm và tham chiếu nhiều đến các nến đóng cửa nên có sự tin tưởng hơn.

Ngưỡng lọc (threshold) cho điểm break là mức độ thường xuyên qua ngưỡng kháng cự/hỗ trợ theo chiều breakout mà giá đạt được. Nhà đầu tư nên đặt ra các ngưỡng lọc để nâng cao tính chính xác và tránh những tín hiệu nhiễu.

- Xác nhận breakout bằng cách sử dụng thanh khoản: Thực tế, giao dịch breakout được hiểu đơn giản nhất là việc bạn chấp nhận lao theo xu hướng hiện tại, mua chứng khoán giá cao rồi bán với mức giá cao hơn. Vì vậy, xu hướng phải rất mạnh mới làm các nhà đầu tư chấp nhận mua đuổi. Dó đó, tính thanh khoán chính là yếu tố kỹ thuật xác định được tiền vào thị trường có khỏe không, cầu mua lên hay cung bán xuống.

Với nến breakout, cả chiều lên và chiều xuống sẽ có tính chính xác có hơn nếu có sự xác nhận của thanh khoản, cụ thể ở đây là sự gia tăng của thanh khoản. Theo kinh nghiệm về sự so sánh chiều tăng giá, phiên phá vỡ kháng cự phải kèm theo thanh khoản >50% so với bình quân 20 phiên thì dễ là breakout. Giá càng tăng mạnh, thanh khoản càng cao là tín hiệu đáng tin cậy.

- Dùng các chỉ báo xác nhận breakout: Sự xác nhận của các chỉ báo đối với breakout hay các kỹ thuật khác đều là yếu tố quan trọng. Theo chiều tăng, nếu giá tăng break kháng cự nhưng đi kèm với phân kỳ âm, đây là tín hiệu cần đặt nghi vấn. Trái lại, theo chiều giảm, giá phá vỡ hỗ trợ, đi kèm với một phân kỳ dương, nhà đầu tư giao dịch giá xuống cũng nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định và chậm lại để tìm sự xác nhận từ các công cụ khác.

Kết luận

Break là một khái niệm quan trọng trong giao dịch chứng khoán mà mọi nhà đầu tư cần nắm rõ. Việc hiểu và áp dụng ý nghĩa của break có thể giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư thông minh hơn./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine