ISSN-2815-5823
Việt Anh
Thứ hai, 10h53 12/08/2024

Công nghệ IoT mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực thủy sản

(KDPT) - Nuôi thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương. Việc áp dụng công nghệ IoT đã trở thành giải pháp hiệu quả trong lĩnh vực này.

Công nghệ IoT mang đến đột phá mới

Hệ thống IoT trong nuôi thủy sản cho phép giám sát liên tục các chỉ số môi trường nước như nhiệt độ, pH, oxy hoà tan và độ mặn. Các cảm biến được lắp đặt trong ao nuôi sẽ truyền dữ liệu về trung tâm điều khiển thông qua mạng không dây, giúp người nuôi kịp thời điều chỉnh các yếu tố bất lợi.

Nhờ sự kết hợp tinh tế giữa các thiết bị cảm biến, máy móc, rô bốt, công nghệ Big Data, trí tuệ nhân tạo và mạng 5G, hệ thống IoT đã tạo ra giải pháp toàn diện cho hoạt động sản xuất, nuôi thuỷ sản. 

Với cách thức hoạt động là các thiết bị cảm biến và đo lường được kết nối thông qua hệ thống GPS, tạo thành mạng lưới thông minh để thu thập và truyền dữ liệu lên đám mây. Dữ liệu này sau đó được hệ thống trí tuệ nhân tạo phân tích, cung cấp những thông tin chi tiết và chính xác, giúp nông dân đưa ra các phương pháp nuôi trồng tối ưu nhất.

Hệ thống IoT đã tạo ra giải pháp toàn diện cho hoạt động sản xuất, nuôi thuỷ sản.
Hệ thống IoT đã tạo ra giải pháp toàn diện cho hoạt động sản xuất, nuôi thuỷ sản.

Công nghệ IoT không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn giúp xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, nơi mà dữ liệu được tối ưu hoá để hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Công nghệ này giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ông Trương Văn Khải (ấp Tân Bình, xã Tân Ðức, Tỉnh Cà Mau) cho biết: “Trước đây, tôi thường xuyên phải kiểm tra thủ công chất lượng nước, rất tốn thời gian và không chính xác. Từ khi áp dụng hệ thống IoT, tôi có thể giám sát mọi thứ qua điện thoại, chỉ cần một vài thao tác là biết ngay môi trường nuôi có ổn định hay không. Không chỉ giám sát, IoT còn giúp tự động hoá quá trình cho ăn, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất. Các máy cho ăn tự động sẽ hoạt động dựa trên dữ liệu từ hệ thống, cung cấp lượng thức ăn phù hợp với tình trạng sức khoẻ của tôm, từ đó giảm thiểu lãng phí và ô nhiễm nước. Nhờ đó việc áp dụng máy cho ăn tự động đã giảm lượng thức ăn thừa lên đến 30%, đồng thời cải thiện tỷ lệ tăng trưởng của tôm”.

Máy đo oxy hòa tan
Máy đo oxy hòa tan

Bên cạnh thuỷ sản, nông nghiệp cũng là lĩnh vực được hưởng lợi từ các tiến bộ công nghệ. Việc áp dụng công nghệ số trong quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Một trong những ứng dụng nổi bật là hệ thống quản lý chuỗi cung ứng thông minh. Nhờ công nghệ chuỗi khối, toàn bộ quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ được giám sát chặt chẽ và minh bạch. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tra cứu thông tin về nguồn gốc sản phẩm, quy trình sản xuất và vận chuyển qua mã QR trên bao bì.

Thách thức đặt ra

Công nghệ (IoT) thực sự là một cách mạng công nghiệp. Mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng vô tận. Tuy nhiên, khi áp dụng IoT cũng phải đối mặt với một loạt khó khăn và thách thức.

Đầu tiên là chi phí đầu tư lớn là vấn đề dễ thấy của mỗi hệ thống IoT. Khiến cho các doanh nghiệp rụt rè khi áp dụng IoT vào quá trình sản xuất và quản lí. Các thiết bị IoT thường phải tích hợp cảm biến, vi xử lý, kết nối mạng… Một cơ sở hạ tầng mạng ổn định và tốc độ cao. Phần mềm và ứng dụng IoT phải được phát triển và tùy chỉnh cho mỗi dự án cụ thể… Tất cả đã tạo nên một khoản chi phí đầu tư lớn.

Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu có thể là một thách thức. Nhưng các dự án IoT thường có tiềm năng tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hoạt động sau này. Chẳng hạn, IoT giúp tăng năng suất, giảm thất thoát năng lượng, cải thiện quản lý chuỗi cung ứng. Và nâng cao trải nghiệm khách hàng, dẫn đến lợi nhuận và tiết kiệm chi phí lớn hơn trong tương lai.

Không chỉ triển khai trong một quốc gia hay một khu vực mà IoT hoạt động trên toàn cầu. Và công nghệ IoT là một lĩnh vực đa dạng, với nhiều phần mềm, phần cứng và giao thức khác nhau. Tuy nhiên, tuân thủ các tiêu chuẩn chung để đảm bảo tính tương thích, bảo mật và khả năng hoạt động trơn tru của các thiết bị và ứng dụng hệ thống IoT. Đây chính là khó khăn chung của các nhà phát triển IoT trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, các cơ sở hạ tầng phát triển chung của hệ thống IoT vẫn chưa phù hợp. Điều này khiến cho khả năng truyền dữ liệu bị trễ, không cung cấp kịp thời. Chính vì thế khi ứng dụng IoT cho doanh nghiệp cần giải quyết khả năng kết nối các thiết bị. Đảm bảo nền tảng IoT có khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng và kịp thời.

Hệ thống IoT sẽ được kết nối rất nhiều các thiết bị khác nhau tạo ra một hệ sinh thái rộng lớn. Chính điều này đã tạo nên lỗ hổng bảo mật, nhiều trường hợp tin tặc tấn công và lấy đi dữ liệu hoặc kiểm soát toàn bộ dữ liệu. Cần bảo mật IoT, phòng tránh những gây hại ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc tìm kiếm một địa chỉ cung cấp các giải pháp IoT uy tín cũng rất quan trọng. Trong quá trình triển khai và quản lý dự án IoT, đảm bảo tận dụng tiềm năng của IoT một cách hiệu quả và an toàn. Mang đến sản phẩm và dịch vụ chất lượng đúng thời gian bàn giao. Giúp duy trì hiệu suất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Vì vậy, để biến những lợi ích mà công nghệ IoT mang lại thực tiễn, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân sẽ giúp giải quyết những thách thức này, mở ra con đường phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 19/09/2024