ISSN-2815-5823
Hậu Nguyễn
Thứ bảy, 01h40 10/08/2024

Cục Thuế Vĩnh Phúc: Khả quan trong quản lý thuế hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử

(KDPT) - Hơn 8 tỷ đồng là số tiền Cục Thuế Vĩnh Phúc thu được từ các cá nhân tổ chức có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên các nền tảng số, online trong 2 quý đầu năm 2024.
Đại diện lãnh đạo Cục Thuế Vĩnh Phúc thông tin tới các cơ quan báo chí về hoạt động thuế thương mại điện tử ở Vĩnh Phúc
Đại diện lãnh đạo Cục Thuế Vĩnh Phúc thông tin tới các cơ quan báo chí về hoạt động thuế thương mại điện tử ở Vĩnh Phúc

Hoạt đông kinh doanh thương mại điện tử ở nước ta không mới, Cục Thuế Vĩnh Phúc xác định là nhiệm vụ trọng tâm để chống thất thu, bảo vệ sản xuất trong nước, cũng như thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số. Trong thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai nhiều giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, bước đầu cho thấy những kết quả khả quan.

Theo như đăng ký hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp trong nước hiện có 8 nhóm nền tảng TMĐT đang hoạt động gồm: (1) nền tàng sàn giao dịch thương,(2) website/ứng dụng thương mại điện từ; (3) nền tảng mạng xã hội; (4) nền tảng giao thông, vận tải, giao nhận; (5) nền tảng đại lý; (6) nền tảng thuê bao; (7) nền tảng quảng cáo; (8) nền tảng kho ứng dụng. 

Bên cạnh đó, ngành thuế thương mại điện tử, cũng phân loại người nộp thuế tham gia hoạt động thương mại điện tử theo 2 nhóm  chính: (1) Chủ sở hữu nền tảng có hoạt động thương mại điện từ, (2) Tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong nước thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội và các nền tảng khác. 

Một trong những nguồn thu từ nền tảng xuyên biên giới Youtube
Một trong những nguồn thu từ nền tảng xuyên biên giới Youtube

Để quản lý hoạt động thuế TMĐT, cơ quan thuế đã Ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai Đề án quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử và các văn bản chỉ đạo quản lý chặt chẽ các nhóm đối tượng người nộp thuế, tăng cường khai thác, rà soát cơ sở dữ liệu TMĐT.  Đưa vào vận hành Cổng thông tin TMĐT hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh doanh qua sàn TMĐT kê khai, nộp thuế, tra cứu thông tin từ ngày 15/12/2022; kết nối, rà soát, chuẩn hóa dữ liệu đăng ký thuế của cá nhân với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới 7 quy trình quản lý thuế hiện đại. 

Trên cơ sở dữ liệu phối hợp với Sở Công thương, Cục Thuế Vĩnh Phúc đã có văn bản đến hơn 70 tổ chức, cá nhân trên địa bàn nhằm rà soát, cung cấp thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT theo đúng nội dung chỉ đạo của Chính phủ. Theo dà soát, hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 8 sàn thương mại điện tử đang hoạt động. Cục Thuế đã đôn đốc các Công ty này thực hiện kê khai báo cáo TMĐT qua Cổng thông tin điện tử của ngành thuế theo đúng quy định. Đồng thời, căn cứ vào hiện trạng rà soát thực tế, Cục Thuế đã có văn bản đến 39 tổ chức, cá nhân làm dịch vụ Bưu chính, Giao nhận và Chuyển phát trên địa bàn nhằm lấy danh sách khách hàng cung cấp hàng hóa dịch vụ theo hình thức ship/cod theo mẫu biểu để phối hợp khai thác, đôn đốc và quản lý cá nhân bán hàng qua hình thức livestream online để lấy được tài khoản, số tiền giao dịch... của cá nhân kinh doanh online theo hình thức livestream. 

Kết quả ban đầu, tính đến hết quý 2/2024, ngành Thuế Vĩnh Phúc đang quản lý 18 sàn giao dịch thương mại điện tử, các sàn giao dịch thương mại điện tử này đã thực hiện kê khai thuế đầy đủ theo đúng quy định, góp phần tạo dựng cơ sở dữ liệu về thương mại điện tử toàn quốc; hiện tại ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang quản lý 83 doanh nghiệp và 578 cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT và kinh doanh trên nền tảng số với tổng số thuế thu được đạt trên 8 tỷ đồng./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 15/09/2024