Ngành Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 21,1% về số doanh nghiệp gia nhập thị trường và giảm 69,2% về số vốn đăng ký ... Đây là những lĩnh vực thường có các doanh nghiệp với quy mô vốn đăng ký lớn, có ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do những ảnh hưởng bởi lạm phát và tình hình khủng hoảng kinh tế, chính trị biến động phức tạp, thảm họa thiên nhiên trên thế giới đã tạo ra những tác động không nhỏ cho nền kinh tế nước ta nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng.

Kinh tế trong nước gặp khó khăn, đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp.
Kinh tế trong nước gặp khó khăn, đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp.

Dữ liệu còn cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2023, có 19.684 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng cao hơn số doanh nghiệp gia nhập thị trường của cùng kỳ các năm từ 2021 trở về trước và cao hơn mức bình quân giai đoạn 2018-2022 (18.108 doanh nghiệp).

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế là 522.696 tỷ đồng (tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 164.665 tỷ đồng (giảm 40,7% so với cùng kỳ năm 2022).

Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt 8,4 tỷ đồng, giảm 38,9% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là mức thấp nhất trong giai đoạn 2 tháng đầu năm kể từ năm 2017 đến nay.

Có 08/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2022, trong đó ngành Kinh doanh bất động sản giảm mạnh nhất (giảm 62,4%). Các ngành khác cũng có sự sụt giảm về số doanh nghiệp thành lập mới bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (giảm 37,3%); Khai khoáng (giảm 26,6%); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (giảm 21,1%); Vận tải kho bãi (giảm 17,2%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm 13,8%); Xây dựng (giảm 5,6%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (giảm 4,5%).

Ngoài ra, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 2 tháng đầu năm 2023 là 18.178 doanh nghiệp, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng vẫn cao gấp 1,5 lần mức bình quân giai đoạn 2018-2022 (12.476 doanh nghiệp).

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 3/17 lĩnh vực, gồm: Hoạt động dịch vụ khác (528 doanh nghiệp, tăng 127,6%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (304 doanh nghiệp, tăng 93,6%); Giáo dục và đào tạo (528 doanh nghiệp, tăng 16%).

Các lĩnh vực còn lại ghi nhận số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm, trong đó, lĩnh vực Kinh doanh bất động sản có 608 doanh nghiệp, giảm 18,8%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 167 doanh nghiệp, giảm 2,3%; Xây dựng 2.258 doanh nghiệp, giảm 23,9%...