Dự báo lợi nhuận của 11 ngân hàng tăng mạnh trong quý II, mức cao nhất lên tới 60%
SSI Research vừa công bố báo cáo ước tính kết quả kinh doanh quý II/2024 của 45 doanh nghiệp, bao gồm cả các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán. Số liệu này được phân tích và ước tính bởi SSI Research, do đó có thể khác biệt đáng kể so với kết quả thực tế.
Trong báo cáo, các chuyên viên phân tích đã dự báo kết quả kinh doanh của 13 ngân hàng gồm Vietcombank, BIDV, MB, VietinBank, Techcombank, ACB, VPBank, HDBank, Sacombank, TPBank, VIB, MSB và OCB. Trong đó, 11 ngân hàng được dự báo có lợi nhuận tăng trưởng, trong khi hai ngân hàng dự kiến có kết quả giảm. VPBank được kỳ vọng có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất, lên đến 60%.
VPBank dẫn đầu trong mức tăng trưởng lợi nhuận
Các chuyên gia phân tích của SSI Research dự báo rằng VPBank sẽ duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý II/2024, ước tính đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ. Cả năm, VPBank dự kiến lợi nhuận ròng tăng trưởng đáng kể lên 78%. Điều này phản ánh sự khôi phục nhanh chóng sau một năm 2023 với lợi nhuận giảm đáng kể so với năm 2022.
Trong khi đó, FE Credit, theo dự báo của SSI Research, có thể đạt điểm hòa vốn trong quý II sau nhiều quý liên tiếp lỗ. Quý I/2024, FE Credit ghi nhận khoản lỗ gần 853 tỷ đồng.
Dự báo tăng trưởng tín dụng của Vietcombank sẽ đạt 4% vào cuối tháng 6 và việc giảm tăng trưởng huy động dự kiến sẽ giúp NIM của ngân hàng duy trì ổn định trong quý II. Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank trong quý II dự kiến dao động từ 10.000 đến 10.300 tỷ đồng, tăng 8 đến 10% so với cùng kỳ và xét cả năm có thể tăng 16%.
Theo dự báo của các chuyên gia, Techcombank sẽ duy trì đà tăng trưởng tín dụng tích cực trong quý II, với tăng trưởng dự kiến đạt 10-11% so với đầu năm. Lợi nhuận trước thuế của Techcombank trong quý II/2024 dự kiến đạt khoảng 7.000 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ nhưng giảm 5% so với quý liền trước. Xét cả năm, lợi nhuận ròng của ngân hàng có thể tăng 25%.
Các chuyên viên phân tích ACB sẽ ghi nhận lợi nhuận trước thuế từ 5.000 đến 5.200 tỷ đồng trong quý II/2024, tăng từ 3,5% đến 7,6% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng ổn định. Lợi nhuận ròng dự báo có thể tăng 10% cả năm. Tuy nhiên, các chuyên viên phân tích cũng dự báo NIM của ACB có thể giảm nhẹ so với quý trước do ngân hàng hạ lãi suất nhằm kích cầu tín dụng, trong khi tỷ lệ nợ xấu có thể nhích nhẹ.
Theo thông tin từ SSI Research, MB đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ nửa đầu năm 2024, với tăng trưởng tín dụng đạt 5,5%, trong khi tăng trưởng huy động chỉ là 2%. Ngân hàng cũng đã giải quyết xong trường hợp nhóm nợ do liên đới từ CIC trong quý I/2024, giúp cả NIM và tỷ lệ nợ xấu được cải thiện trong quý này.
Từ đó, lợi nhuận trước thuế dự kiến của MB trong quý II/2024 là 7.500 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ, và có thể tăng 11% cả năm.
BIDV dự báo lợi nhuận trước thuế đạt 7.800 tỷ đồng trong quý II/2024, tăng 12% so với cùng kỳ, và lợi nhuận ròng cả năm có thể tăng 15%.
Với sự tăng trưởng tín dụng ước tính đạt khoảng 6% so với đầu năm nay (tương đương 15% so với cùng kỳ), trong khi đó tăng trưởng tiền gửi chỉ tiến thêm 4-5% so với đầu năm, dự báo NIM của BIDV sẽ có sự phục hồi khá tốt so với quý trước. Tuy nhiên, chất lượng tài sản của ngân hàng vẫn có thể phải đối mặt với áp lực do các yếu tố liên quan đến NIM.
VietinBank được đánh giá sẽ duy trì quỹ đạo tăng trưởng tín dụng ổn định, dự kiến đạt 5 đến 6% so với đầu năm. Lợi nhuận trước thuế trong quý II dự kiến tăng 15% đạt 7.500 tỷ đồng, và có thể tăng 17% trong năm.
HDBank dự báo lợi nhuận trước thuế có thể đạt 3.500 đến 3.600 tỷ đồng, tăng từ 28% đến 31% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng. Lợi nhuận ròng dự kiến tăng 23% cả năm.
Tuy nhiên, các chuyên viên dự báo NIM của ngân hàng có thể giảm trong quý II nếu so với quý liền trước.
Tại MSB, SSI Research cho rằng, thu từ nợ xấu đã xóa sẽ là nguồn thu nhập quan trong của ngân hàng trong quý II/2024. Tổng số tiền dự kiến ít nhất là 800 tỷ đồng. Đến cuối quý II, tăng trưởng tín dụng dự báo đạt 10% so với đầu năm, nhưng NIM lại được kỳ vọng sẽ giảm nhẹ so với quý I/2024. Dự kiến lợi nhuận trước thuế của MSB có thể đạt từ 2.100 đến 2.200 tỷ đồng, tăng từ 3,9% đến 8,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng cả năm có thể tăng 12%.
Phân tích về Sacombank, các chuyên viên cho biết NIM có thể đi ngang so với quý trước trong bối cảnh tín dụng phục hồi. Tuy nhiên, gánh nặng chi phí dự phòng có thể tăng lên trong quý II. Do vậy, lợi nhuận trong quý II/2024 của ngân hàng kỳ vọng đạt là 2.500 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận cả năm có thể tăng 11%.
Với TPBank, mặc dù tăng trưởng tín dụng chậm hơn so với quý II/2023 và NIM dự kiến sẽ giảm nhẹ nhưng được dự báo sẽ có lợi nhuận từ 1.800 đến 1.900 tỷ đồng trong quý II/2024, tăng từ 11,2% đến 17,4% nhờ chi phí hoạt động thấp hơn. Các chuyên viên dự báo Lợi nhuận cả năm của TPBank tăng 26%.
2 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm
Trái ngược với một số ngân hàng khác, OCB đang phải đối mặt với viễn cảnh lợi nhuận giảm trong quý II/2024. Dự báo cho thấy tỷ lệ NIM và nợ xấu của ngân hàng này sẽ duy trì ở mức ổn định, mặc dù tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 7-8%. Tuy nhiên, chi phí dự phòng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong quý vừa qua, dẫn đến việc lợi nhuận trước thuế giảm từ 14,4% đến 5%, dao động trong khoảng từ 1.350 tỷ đồng đến 1.500 tỷ đồng. Dù vậy, dự báo cho biết lợi nhuận ròng cả năm vẫn có thể tăng trưởng 21%.
Trái lại, VIB đang phải đối mặt với áp lực giảm lãi suất nhằm kích cầu tín dụng, là yếu tố chính khiến cho lợi nhuận của ngân hàng này suy yếu. Theo ước tính, VIB có thể đạt mức tăng trưởng tín dụng khoảng 3% so với đầu năm. Tuy nhiên, NIM được dự báo sẽ giảm trong quý II, trong khi chi phí tín dụng có thể tăng thêm.
Do đó, các chuyên viên phân tích dự báo lợi nhuận trước thuế của VIB sẽ dao động từ 2.100 tỷ đồng đến 2.000 tỷ đồng, tương ứng giảm từ 28% đến 25%. Với dự báo lợi nhuận ròng cả năm tăng ước 3%, theo SSI Research, tăng trưởng lợi nhuận của VIB có thể chỉ có sự bứt phá đáng kể từ năm 2025./.