Gen Z sẵn sàng nhảy việc nếu bất đồng quan điểm
Cần xóa bỏ định kiến về tinh thần, thái độ làm việc của gen Z
Thế hệ gen Z sinh ra trong khoảng thời gian từ 1997-2012, một bộ phận những người thuộc thế hệ này đã bước sang tuổi 27, còn một phần khác thì mới tốt nghiệp đại học và đang chuẩn bị bước vào thị trường lao động. Tại Mỹ, thế hệ gen Z đang chiếm khoảng 20% trong tổng số lực lượng lao động. Dự kiến trong 5 năm sắp tới, số lượng lao động Gen Z sẽ vượt qua thế hệ Millenials hay Baby Boomers.
Điều này khiến nhiều nhà lãnh đạo đang đau đầu để xem xét, đáp ứng những mong muốn, kỳ vọng của gen Z đối với nơi làm việc. Đồng thời, tìm ra cách để dung hòa giữa thế hệ lao động trẻ và tầm trung mà không làm mất lòng bất cứ nhân sự nào. Thực tế cho thấy, thế hệ gen Z đặt ra tiêu chuẩn cao cho chính bản thân mình và những mối quan hệ khác.
Tại Mỹ, 90% gen Z xếp nội dung trung thực, chân thành với bản thân mình là giá trị nội tại là quan trọng nhất. Đối với mối liên hệ trong công ty, 73% thế hệ này thừa nhận hợp tác đôi bên cùng có lợi sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo dựng sự cam kết trong tương lai.
Hệ giá trị được gen Z liệt kê cụ thể như sau:
- Mức lương phải tương xứng với kỹ năng làm việc và số giờ lao động.
- Công ty sẵn sàng đặt nhu cầu của nhân viên lên trên lợi nhuận đạt được.
Khi nhắc đến lực lượng lao động gen Z, nhiều ý kiến cho rằng đây là thế hệ làm việc thiếu trách nhiệm, thái độ không hợp tác còn cái tôi quá cao. Chính vì thế chỉ cần xảy ra bất đồng là họ sẵn sàng nghỉ việc chứ không có tính gắn bó cao như các thế hệ trước đó. Đây cũng là thế hệ mà quản lý khó nắm bắt nhất, khó quản lý nhất nên họ cũng bớt được trọng dụng hơn.
Luôn trong tâm thế sẵn sàng nghỉ việc
Gen Z là những người tham gia vào thị trường lao động ở thời điểm dịch bệnh Covid-19 đỉnh điểm, nên trong thời gian này một bộ phận thất nghiệp một bộ phận lại thấy việc làm việc từ xa là điều hiển nhiên. Chính điều này đã khiến họ quen với việc làm việc thoải mái, không bị gò bó.
Thế hệ gen Z cho rằng, việc không tới công ty làm việc cũng sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng vì họ vẫn đảm bảo công việc, còn việc linh hoạt trong giờ giấc, địa điểm sẽ là yếu tố quan trọng để họ xem xét đánh giá có chọn công việc đó không.
Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp thì lại không thích tiêu chí gen Z đặt ra, vì họ coi trọng vấn đề làm việc trực tiếp. Họ cho rằng, khi làm việc từ xa sẽ không thể đảm bảo được các yêu cầu được công ty đặt ra. Không những vậy, làm việc từ xa sẽ khiến cho cá nhân rơi vào tình trạng vừa làm vừa nghỉ thiếu sự tập trung.
Song, đây là cái nhìn phiến diện vì chỉ có một bộ phận nhỏ mới như vậy còn không thể đánh đồng chung cho cả thế hệ gen Z, nên không thể phủ nhận khả năng của gen Z trong quá trình làm việc./.
- Gen Z chi tiền tỷ để sở hữu nhà riêng trước tuổi 25: Bí quyết là gì?
- Thế hệ Gen Z theo đuổi phong cách tài chính phóng khoáng nhưng vẫn tự chủ