Theo đó, kết quả đã ghi nhận tỷ lệ 10,6% ung thư ĐTT giai đoạn sớm và 29,8% Polyp ĐTT. Nhóm tác giả đã sử dụng bộ xét nghiệm OC-light S Test. Đây là phương pháp xét nghiệm hóa mô miễn dịch với công nghệ hiện đại nhất hiện nay cho độ nhạy, độ đặc hiệu cao (40,4%). Các bệnh nhân này được điều trị khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật do được phát hiện ở giai đoạn rất sớm [Công trình nghiên cứu sàng lọc ung thư ĐTT thuộc đề tài Nhà nước G50/2011-ĐTĐL].

Nghiên cứu ứng dụng thành công nội soi, siêu âm nội trực tràng, chụp cộng hưởng từ MRI kết hợp với mô bệnh học. Kết quả đã chuẩn đoán ung thư giai đoạn sớm T1, T2 chính xác (tăng một cách rõ rệt tỷ lệ so với trước năm 1997: Nghiên cứu năm 1997 tỷ lệ giai đoạn Dukes A là 10,8% (giai đoạn T1,T2) trong khi Nghiên cứu năm 2017: T1: 5,2%; T2:32,3%). Như vậy đã nâng cao chất lượng chuẩn đoán.

Ứng dụng thành công phẫu thuật bảo tồn cơ tròn cho tỷ lệ sống toàn bộ 5 năm: 92,7%; phẫu thuật nội soi kết quả sống 3 năm: 100% do đó đã nâng cao vượt bậc chất lượng điều trị (Điều trị UTTT giai đoạn trước 1997 chủ yếu là phẫu thuật cắt cụt trực tràng, tiên lượng xấu, hầu hết tử vong) Phẫu thuật bảo tồn cơ tròn được xem là cách mạng trong phẫu thuật ung thư trực tràng vì trước đó hầu hết là phẫu thuật cắt cụt trực tràng với hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.

Lần đầu tiên thực hiện thành công Xạ trị tiền phẫu làm hạ thấp giai đoạn bệnh cho 48,4% (tăng tỷ lệ phẫu thuật bảo tồn cơ tròn thành công) và hóa trị kết hợp điều trị đích giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân giai đoạn muộn đã di căn xa với thời gian sống thêm toàn bộ trung bình 20 tháng trong khi nếu không điều trị chỉ sống trung bình 6 tháng.

Cùng với đó, nghiên cứu cũng đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam thực hiện thành công điều trị cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư đại trực tràng, đặc biệt là cải thiện dinh dưỡng tích cực đặc hiệu. Nghiên cứu nuôi dưỡng sớm đường tiêu hóa sau phẫu thuật cũng giúp làm giảm thời gian nằm viện và chi phí so với nuôi đường tĩnh mạch.