ISSN-2815-5823

Nhà mồ là gì? Khám phá ý nghĩa văn hóa từ nhà mồ Tây Nguyên

Nhà mồ là gì? Nhà mồ là nơi chôn cất người đã mất của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, có ý nghĩa quan trọng về văn hóa và tâm linh

Nhà mồ là gì? Nhà mồ là khái niệm chung, chỉ nơi chôn cất người đã mất của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nhà mồ mang ý nghĩa quan trọng về văn hóa và tâm linh trong đời sống người dân. 

Nhà mồ là gì?

Nhà mồ là một dạng công trình kiến trúc độc đáo của các dân tộc vùng Tây Nguyên - Việt Nam. Đây là nơi chôn cất, tưởng nhớ những người đã khuất, cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của các hồn ma theo quan niệm của người Tây Nguyên. Nhà mồ sẽ được xây dựng bao trùm lên nấm mộ, là nơi tổ chức lễ bỏ mả (ngày mừng người sống được gặp gỡ người đã khuất lần cuối).

Nhà mồ Tây Nguyên là nơi chôn cất, tưởng nhớ những người đã khuất
Nhà mồ Tây Nguyên là nơi chôn cất, tưởng nhớ những người đã khuất

Đặc trưng nhà mồ là dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, có mái che; xung quanh nhà có nhiều hình trang trí phong phú, đặc biệt là các tượng gỗ mang biểu tượng tâm linh sâu sắc là yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến nhà mồ.

Về lịch sử, nhà mồ không chỉ có ở Việt Nam mà đã xuất hiện từ thời cổ đại ở nhiều nơi trên thế giới, khi con người ý thức được sự sống - cái chết. Một số dạng nhà mồ nổi tiếng có thể kể đến như Kim Tự Tháp, đền thờ Hy Lạp... 

Theo sự phát triển của thời gian, tôn giáo cũng như văn hóa mà nhà mồ ở mỗi nơi có đặc điểm riêng. Đối với nhà mồ Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu đã xác định được thời điểm xuất hiện khoảng thế kỷ XV - XVIII. Ban đầu, nhà mồ chỉ có mục đích đơn thuần là nơi an táng, sau đó được sử dụng làm nơi sinh hoạt cộng đồng, giao lưu giữa các thành viên trong gia đình. Kiến trúc của nhà cũng dần được bổ sung thêm nhiều chi tiết liên quan đến tôn giáo, lâu dần thành nét văn hóa đặc trưng.

Khám phá kiến trúc độc đáo của nhà mồ Tây Nguyên

Kiến trúc nhà mồ hay các công trình tâm linh của Tây Nguyên luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, mỗi yếu tố trong nhà mồ đều mang một ý nghĩa riêng, được đúc kết và truyền lại từ đời này qua đời sau.

Việc xây dựng nhà mồ cần tuân theo những quy định nhất định nhằm đúng với phong thủy và văn hóa của dân tộc:

  • Vị trí xây dựng: Kiêng nằm cạnh các khu vực có năng lượng xấu như cống, rãnh, mương, khu đất chết...

  • Hướng: Hướng nhà phải hài hòa giữa hai yếu tố thiên nhiên và sự cân bằng. Theo quan niệm của người dân Tây Nguyên, nhà nên hướng theo phía Đông hoặc Tây.

  • Màu sắc: Đỏ, đen và trắng là ba màu thường được sử dụng để trang trí nhà mồ. Trong đó, đen và trắng biểu hiện cho sự tôn nghiêm, màu đỏ biểu hiện cho tài lộc, sự may mắn.

Nhà mồ kiêng nằm cạnh các khu vực có năng lượng xấu như cống, rãnh, mương, khu đất chết...
Nhà mồ kiêng nằm cạnh các khu vực có năng lượng xấu như cống, rãnh, mương, khu đất chết...

Có thể nói, nét đặc sắc của nhà mồ Tây Nguyên là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc và điêu khắc. Từ đó tạo nên không gian nghệ thuật "có một không hai", sáng tạo và đậm bản sắc.

Ý nghĩa tượng nhà mồ Tây Nguyên

Tượng nhà mồ Tây Nguyên mang giá trị về văn hóa, tâm linh cao.  Sự phong phú về kiểu dáng, ý nghĩa của tượng nhà mồ là kết quả của sự sáng tạo trong quá trình lao động, sinh hoạt của người dân. Đối với người dân Tây Nguyên, khi có người mất, tượng gỗ như một món quà, tái hiện lại những hình ảnh của người đã khuất và các sự kiện họ đã chứng kiến khi còn sống.

Ngoài ra, tượng còn có ý nghĩa đón linh hồn người chết, cho họ có cuộc sống tốt đẹp ở phía bên kia. Tượng thường là hình ảnh người, động vật hoang dã, cây cối... biểu tượng cho sự sống, sự mạnh mẽ và sự tôn trọng của người dân tới thiên nhiên, các vị thần, linh vật.

Tượng nhà mồ có ý nghĩa đón linh hồn người chết, cho họ có cuộc sống tốt đẹp ở phía bên kia
Tượng nhà mồ có ý nghĩa đón linh hồn người chết, cho họ có cuộc sống tốt đẹp ở phía bên kia

Tượng nhà mồ hàm chứa nhiều khát vọng nhân sinh của con người: Hạnh phúc, vui, buồn, đau, hoan lạc... Những cảm xúc đó vẫn sẽ tiếp tục ở thế giới người đã chết.

Kỹ thuật đẽo tượng nhà mồ

Để tạo ra những bức tượng đầy tính nghệ thuật, người dân Tây Nguyên cần trải qua các quá trình sau: 

Chọn nguyên liệu: 

Thời xưa, nguồn gỗ quý còn dồi dào, con người sẽ sử dụng những loại gỗ tốt nhất để đẽo tượng như gỗ hương, gỗ cà chít ít bị bào mòn trước thời tiết. Về sau, phần lớn tượng được đẽo từ các loại gỗ phổ biến như gỗ xoan, gỗ thông, gỗ trắc... Các khối gỗ cần có kiểu dáng và kích thướng gần giống với hình dáng con người.

Cắt và đóng gỗ khối: 

Khối gỗ sẽ được khoan, cắt và đục thành các hình dạng phù hợp; sau đó các khối gỗ được đóng hoặc đính lại với nhau, tạo thành khung xương vững chắc cho tượng người.

Điêu khắc gỗ:

Khi khung xương đã được hoàn thành, bước tiếp theo là điêu khắc các tiểu tiết, họa tiết trang trí. Người điêu khắc sẽ ứng dụng các phương pháp như đục, khắc, xẻ, cắt để tạo thành hình như mong muốn.

Hoàn thiện tượng gỗ:

Công đoạn cuối cùng, tượng gỗ sẽ được xử lý lại, loại bỏ các lỗi nhỏ hoặc vết bẩn trên mặt gỗ và sơn màu.

Không chỉ mang ý nghĩa trang trí, tượng nhà mồ còn mang ý nghĩa về tâm linh. Do vậy, người điêu khắc cần thực hiện tỉ mỉ và cẩn trọng. Quá trình thực hiện cũng cần tuân theo nhiều quy định và tránh các điều “kiêng kỵ”.

  • Ngày chọn gỗ để làm tượng phải là ngày đẹp, thể hiện sự tốt lành

  • Đêm trước khi đi lấy gỗ, chủ nhân nếu có giấc mơ xấu hay trên đường lấy gỗ gặp rắn bò ngang qua thì cần quay về ngay

  • Gỗ sau khi lấy xong sẽ mang về dựng tại khu mộ chung của làng

  • Trước khi đẽo tượng, chủ mộ phải làm lễ cúng phần để xin phép

  • Trường hợp nhà không có đàn ông tạc được tượng thì cần nhờ người già có kinh nghiệm trong làng.

Thủ pháp tạo hình thực chất không cầu kỳ nhưng giàu sức sáng tạo, tưởng tượng, có thể gợi mở cho người nhìn nhiều suy nghĩ. Tượng nhà mồ kết hợp với nhà mồ tạo thành khối kiến trúc không thể tách rời, độc đáo của vùng Tây Nguyên.

Thủ pháp tạo hình không cầu kỳ nhưng giàu sức sáng tạo, tưởng tượng, có thể gợi mở cho người nhìn nhiều suy nghĩ
Thủ pháp tạo hình không cầu kỳ nhưng giàu sức sáng tạo, tưởng tượng, có thể gợi mở cho người nhìn nhiều suy nghĩ

Như vậy, nhà mồ là gì, là nơi chôn cất người đã khuất của các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Nhà mồ là một biểu tượng nổi bật cho văn hóa tâm linh nơi đó, ẩn chứa nhiều ý nghĩa về văn hóa thờ cúng, mối liên hệ thiêng liêng giữa người sống và người mất./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 30/12/2024