ISSN-2815-5823

Ninh Bình tạo việc làm, tăng thu nhập từ sản phẩm OCOP

(KDPT) - Việc phát triển sản phẩm OCOP nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu, năm 2025, tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội: Biến bất lợi thành cơ hội

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Tỉnh Ninh Bình đến hết năm 2022 đã có 101 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP, trong đó có 68 sản phẩm đạt 4 sao trở lên.

Sản phẩm OCOP được xếp hạng của Ninh Bình.

Tỉnh Ninh Bình có 8 huyện, thành phố đã hoàn thành, đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, 119/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 33 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 15 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Mục tiêu đến hết năm 2023, tỉnh Ninh Bình có trên 150 sản phẩm OCOP được gắn từ 3-4 sao trở lên.

Việc phát triển sản phẩm OCOP còn nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu, năm 2025, tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Giai đoạn 2021-2025, Chương trình OCOP được tỉnh Ninh Bình xác định là chương trình chuyên đề trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị.

Tỉnh Ninh Bình tập trung xây dựng các sản phẩm OCOP hướng tới các sản phẩm đặc sản nhằm phục vụ khách du lịch, phát huy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề, làng du lịch.

Vừa qua, Bộ NN&PTNT giao Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương và Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình tổ chức "Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng" tại tỉnh Ninh Bình. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ triển lãm "Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống" tại Ninh Bình, một hoạt động trong chuỗi các sự kiện chào mừng Festival Ninh Bình lần thứ hai năm 2023.

Theo Bộ NN&PTNN, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (One Commune, One Product, gọi tắt là Chương trình OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hóa địa phương...) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chương trình OCOP được nhiều nước trên thế giới triển khai với các tên gọi khác nhau, nhưng đều có điểm chung là phát huy nội lực của các địa phương gắn với đơn vị làng, xã để tập trung phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị gia tăng cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cơ chế thị trường.

Trọng tâm Chương trình OCOP ở Việt Nam là phát triển sản nhiều công nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với các chủ thể. Các chủ thể tham gia Chương trình OCOP bao gồm các thành phần kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác) và kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất).

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ tín dụng, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm./.

HƯƠNG LAN

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 09/05/2024